Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 27 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2013-2014

 Tiết trước chúng ta đã thấy được sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, mà những cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII là hậu quả tất yếu. Cũng trong thời gian này, ở Đàng Trong tình hính diễn ra tương tự. Chính quyền họ Nguyễn cũng tỏ ra much nát không kém và hậu quả tất yếu của nó đã dẫn tới các cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 27 - Tiết 52, Bài 25: Phong trào Tây Sơn - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 NS: 02 /3/2014 Tiết 52 NG: 08 /3/2014 Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết được nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. - Biết được nét chính cuộc khởi nghĩa bùng nổ (ở ấp Tây Sơn năm 1771). 2. Tư tưởng: Giáo dục HS lòng căm thù bọn phong kiến đã bóc lột thậm tệ nhân dân, và thấy được sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống áp bức bóc lột. 3. Kỹ năng: HS biết sử dụng lược đồ kết hợp tường thuật sự kiện. II. CHUẨN BỊ : 1. GV: Bản đồ Việt Nam; Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài học theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nhắc lại những nét chính tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII và hậu quả của tình hình đó. 2. Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã thấy được sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, mà những cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII là hậu quả tất yếu. Cũng trong thời gian này, ở Đàng Trong tình hính diễn ra tương tự. Chính quyền họ Nguyễn cũng tỏ ra much nát không kém và hậu quả tất yếu của nó đã dẫn tới các cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. 3. Bài mới: I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc khwoir nghĩa nông dân Tây Sươn. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/119 tìm hiểu: H: Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong nửa sau TK XVIII ntn? HS: Suy yếu dần.. H: Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền Đàng Trong đi vào suy yếu? HS trả lời. GV mở rộng về Trương Phúc Loan. HS đọc phần in nghiêng SGK/120. H: Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị ở Đàng Trong? HS: Tham ô, hối lộ và ra sức bóc lột nhân dân H: Nông dân lúc bấy giờ bị bóc lột ra sao? HS trả lời. H: Đời sống nông dân Đàng Trong cò gì khác với đời sống nông dân Đàng Ngoài không? Vì sao? HS: không, họ đều cơ cực. Vì bị giai cấp PK bóc lột thậm tệ. GV mở rộng về cuộc sống của nông dân. H: Phản ứng của các tầng lớp nhân dân Đàng Trong đối với chính quyền họ Nguyễn ntn? HS trả lời. GV giảng giải: Phong trào nông dân Đàng Trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chàng Lía. H: Em biết gì về chàng Lía? HS: trả lời theo đoạn in nghiêng /120 về chàng Lía. H: Khởi nghĩa chàng Lía nổ ra ở đâu? Chủ trương của cuộc khởi nghĩa này? HS trả lời. =>GV: Ở Bình Định còn lưu truyền bài vè (HS đọc 5 câu thơ về chàng Lía) và giảng: Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt do phong kiến tập hợp lực lượng đàn áp nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi với người dân miền Trung. *HS trao đổi nhóm (2’): N1,3: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa? N2,4: Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì? =>HS trả lời và bổ sung, GV chốt: Đó là tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn, báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền nhà Nguyễn. GV chuyển ý: Tiếp theo cuộc khởi nghĩa chàng Lía, 1 cuộc khởi nghĩa nông dân lớn đã lật đổ các tập đoàn PK trong nước.... Hoạt động 2: Tìm hiểu sự bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/121 đàm thoại: H: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ai lãnh đạo? =>HS trả lời và đọc đoạn trích về 3 anh em họ Nguyễn /121. GV mở rộng về 3 anh em Tây Sơn. H: Anh em họ Nguyễn đã chuẩn bị những gì? HS: Xây thành luỹ, lập kho tàng và luyện nghĩa quân. H: Chủ trương cuộc khởi nghĩa này? Nhận xét gì so với chủ trương của chàng Lía? HS trả lời. =>GV treo bản đồ Việt Nam giới thiệu và treo lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân cho HS quan sát và cho biết: H: Căn cứ mà nghĩa quân Tây Sơn chọn là ở đâu? =>HS xác định địa điểm trên lược đồ, GV chuẩn kiến thức và giảng thêm: Giáp vùng đất Bình Định với Tây Nguyên (nay là Gia Lai) nối liền sông Côn với An Khê, căn cứ đầu tiên là Tây Sơn thượng đạo – di tích còn lại trên núi ông Bình, sau lấy Kiên Thành làm trung tâm. HS thảo luận nhóm 2 phút: Vì sao anh em họ Nguyễn đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo? HS: Vì lực lượng lớn mạnh phải mở rộng căn cứ và địa bàn gần vùng đồng bằng. H: Cho biết lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa? HS: Đồng bào Chăm, Ba Na, nông dân nghèo, thợ thủ công. H: Tại sao nhân dân đi theo 3 anh em họ Nguyễn khởi nghĩa ở Tây Sơn? HS: Vì mục tiêu cuộc khởi nghĩa phù hợp với lòng dân. HS đọc đoạn in nghiêng SGK/ 122. H: Em nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân? HS trả lời. GV bổ sung: đông đảo, có trang bị vũ khí và bênh vực quyền lợi dân nghèo ... 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII a/ Tình hình xã hội: * Giữa TK XVIII, chính quyền Đàng Trong suy yếu dần: - Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành. - Quan lại bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ. - Nông dân bị cướp ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế. => Đời sống nhân dân cực khổ, nổi dậy đấu tranh. b/ Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía: - Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định). - Chủ trương: “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”. 2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: a. Lãnh đạo: 3 anh em: - Nguyễn Nhạc. - Nguyễn Huệ. - Nguyễn Lữ. b. Căn cứ: - Tây Sơn thượng đạo. - Tây Sơn hạ đạo. c. Lực lượng: - Dân nghèo. - Đồng bào dân tộc - Hào mục địa phương. 4. Củng cố: * Qua bài học hôm nay, em có nhận xét gì về những người như chàng Lía, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ? 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài. Tìm hiểu mục II của bài theo câu hỏi SGK. * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSu 7 tuan 27 tiet 52.doc
Giáo án liên quan