Giới thiệu bài mới.
Các quốc gia phong kiến ở Phương Đông xuất hiện trong khoảng thời gian rất sớm và có nền văn hóa rất đặc sắc,trong đó có Trung Quốc.Vậy Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào trong thời kỳ phong kiến thì chúng ta sẽ tìm hiểu vào nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc (thời gian: 13’)
*Mục tiêu: Hiểu và biết được sự hình thành của xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 2 - Tiết 4, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 4
Tuần daỵ :2
Ngày dạy:
Bài 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu: Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Hs biết: Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốcvề tổ chức bộ máy nhà nước.
1.2. Kỹ năng:
-Hs thực hiện được: Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc
-Hs thực hiện thành thạo: Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lich sử.
1.3. Thái độ:
- Thói quen:Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương đông.
-Tính cách: Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam.
2 NỘI DUNG BÀI HỌC:
Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tần-Hán và Đường.
3. CHUẨN BỊ:
3.1Giáo viên: Bảng phụ. Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định va kiểm diện lớp 7.1 7.2 7.3
4.2. Kiểm tra miệng
*Câu hỏi bài cũ: Chọn ý đúng: Phục hưng là gì ?
a. Khôi phục lại nền văn hoá Hi Lạp và Rô Ma cổ đại
b. Khôi phục lại nền văn hóa Tây âu
c. Khôi phục lại nền văn hoá của xã hội phong kiến.
d. Khôi phục lại nền văn hóa Anh, Pháp
Đáp án :a
*Câu hỏi bài mới: XHPK ở Trung Quốc hình thành vào thời gian nào?
-Vào thế kỷ III TCN thời Tần và được xác lập thời Hán
4. 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Các quốc gia phong kiến ở Phương Đông xuất hiện trong khoảng thời gian rất sớm và có nền văn hóa rất đặc sắc,trong đó có Trung Quốc.Vậy Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào trong thời kỳ phong kiến thì chúng ta sẽ tìm hiểu vào nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc (thời gian: 13’)
*Mục tiêu: Hiểu và biết được sự hình thành của xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
- Giáo viên xác đin lưu vực sông Hoàng Hà trên bản đồ.
+ Sản xuất thời kì Xuân Thu- Chiến Quốc có gì tiến bộ ?
TL: Công cụ bằng sắt ra đời – kĩ thuật canh tác phát triển, mở rộng diẹn tích gieo trồng, năng suất tăng.
+ Những biến đổi về mặt sản xuất đã có tác động tối xã hội như thế nào ?
TL: Xuất hiện giai cấp mới là đại chủ và tá điền (nông dân lĩnh canh).
+ Như thế nào gọi là địa chủ ?
TL: Là giai cấp thống trị trong XHPK vốn là những quí tộc cũ và nông dân giàu có, có nhiều ruộng đất.
+ Như thế nào được gọi là tá điền ?
TL: Nông dân bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ và nộp địa tô.
Giáo viên kết luận: Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.Tổ chức bộ máy nhà nước ( thời gian:15’)
*Mục tiêu: biết được tổ chúc bộ máy nhà nước qua các triều đại phong kiến.
- Học sinh đọc sách giáo khoa.
GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi:
+Nhóm 1: Trình bày những nét chính trong việc tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần-Hán ? Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong bức tranh hình 8 sách giáo khoa ?
TL: -Thời Tần: Chia đất nước thành quận, huyện. Cử quan lại đến cai trị, thi hành chế độ cai trị hà khắc.
-Thời Hán; chế độ cai trị hà khắc được bi bỏ.
+ Rất cầu kì, giống như người thật, số lượng lớn, thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng.
- Giáo viên: Chính sách tàn bạo, bắt lao dịch nặng nề đã khiến nông dân nổi dậy lật đổ nhà Tần và Hán được thành lập.
+Nhóm 2: Trình bày những nét chính trong việc tổ chức bộ máy nhà nước thời Đường ?
TL: - -Tổ chức bộ máy được hoàn thiện hơn:Cử người cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
+Nhóm 3: Trình bày những nét chính trong việc tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyên ?
TL: Thi hành nhiều biện pháp đối xử giữa các dân tộc: người Mông cổ có địa vị cao nhất hưởng mọi đặc lợi. còn người Hán có địa vị thấp nhất và bị cấm đoán đủ thứ.
- Giáo viên: Vì vậy nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.
+Nhóm 4: Em có nhận xét gì vềchế độ phong kiến thời Minh Thanh và chính sách đối ngoại của chế độ phong kiến?
TL:-Chế độ phong kiến thời Minh Thanh suy yếu.
-C/s đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi như xâm lược Triều Tiên,Nội Mông và Đại Việt...Mỗi lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại nặng nề.
GV liên hệ với các triều đại phong kiến Việt Nam cũng có những chính sách tổ chức bộ máy chính quyền giống Trung Quốc thời phong kiến đó là cung chia đất nước thành các lộ phủ như thời Lý-Trần
1.Tình hình chính trị
a. Sự hình thành XHPK ở Trung Quốc:
-Nhà nước ở Trung Quốc ra đời sớm (2000 TCN) ở vùng đồng bằng Hoa Bắc.
-Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỷ III TCN, thời Tần.
- Trong xã hội:
+ Quan lại, nông dân giàu chiếm nhiều ruộng, có quyền lực=> thành địa chủ.
+ Nông dân mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ thành tá điền và nộp tô cho địa chủ.
=> Xã hội phong kiến Trung Quốc được thiết lập.
b. Tổ chức bộ máy nhà nước
+ Thời Tần:
- Chia đất nước thành quận, huyện.
- Cử quan lại đến cai trị.
- Thi hành chế độ cai trị hà khắc.
+ Thời Hán:
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
+Thời Đường:
-Tổ chức bộ máy được hoàn thiện hơn:Cử người cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
+Thời Nguyên:
-Thi hành nhiều biện pháp đối xử giữa các dân tộc: người Mông cổ có địa vị cao nhất hưởng mọi đặc lợi. còn người Hán có địa vị thấp nhất và bị cấm đoán đủ thứ.
+Chính sách đối ngoại:
Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi như xâm lược Triều Tiên,Nội Mông và Đại Việt...Mỗi lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại nặng nề.
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi:Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước của XHPK ở Trung Quốc như thế nào ?
+ Thời Tần:
- Chia đất nước thành quận, huyện.
- Cử quan lại đến cai trị.
- Thi hành chế độ cai trị hà khắc.
+ Thời Hán:
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
+Thời Đường:
-Tổ chức bộ máy được hoàn thiện hơn:Cử người cai quản các địa phương.
- Mở khoa thi chọn nhân tài.
+Thời Nguyên:
-Thi hành nhiều biện pháp đối xử giữa các dân tộc: người Mông cổ có địa vị cao nhất hưởng mọi đặc lợi. còn người Hán có địa vị thấp nhất và bị cấm đoán đủ thứ.
+Chính sách đối ngoại:
Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi như xâm lược Triều Tiên,Nội Mông và Đại Việt...Mỗi lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại nặng nề.
4.5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết này :
+Học bài nắm được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc, tổ chức bộ máy nhà nước của mỗi triều đại.
+Kết hợp nội dung bài học làm bài tập cuối bài
- Chuẩn bị bài mới: Trung quốc thời phong kiến (tt).
+ Tình hình kinh tế của Trung Quốc qua các triều đại như thế nào?
+ Trình bày những thành tựu về văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến?
5.PHỤ LỤC:
Sách giáo khoa,sách giáo viên.
File đính kèm:
- su 7 tiet 4.doc