Giáo án Lịch sử địa phương - Thiệu hoá

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS nắm được một số thông tin về dấu tích người Việt cổ và truyền thống yêu nước thương dân của con người Thiệu Hoá.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài

2. Tìm hiểu về đất nước và con người Thiệu Hoá

- GV cho HS trình bày KQ điều tra mà GV đã dặn ở tiết trước.

- GV trình bày các thông tin về đất nước và con ngưòi Thiệu Hoá để HS nắm:

a/ Dấu tích người Việt cổ

Lưu vực sông Mã, sông Chu và các dải núi sót phân bố ở đôi bờ hai con sông từ thời Cánh tân đã có con người sinh sống. Dấu vết của người vượn cũng như những công cụ của họ đã tìm thấy ở núi Dọ (Thiệu Tân), núi Nuông (Tiên Nông – Thiệu Long).

Người nguyên thuỷ ở núi Đọ, núi Nuông đã dùng đá đẽo đá. Họ sống chủ yếu bằng hái lượm và săn bắt. Cuộc sống của họ cứ thế trải qua hàng vạn năm, cứ sinh sôi nảy nở và sáng tạo.Mở đầu thời đại đồng thau ven đôi bờ sông Mã, sông Chu lớp cư dân Cồn Chân Tiên nằm sát chân phía đông nam núi Đọ đã trở thành cốt lõi đầu tiên trong việc hình thành bộ Cửu Chân trong nhà nước Văn Lang.

Từ văn hoá Cồn Chân Tiên, người dân Thiệu Hoá đã bước vào nền văn hoá Đông Sơn với các chứng tích tìm thấy ở Thiệu Dương. Tại đây, ngoài rìu đồng được con người sử dụng để khai phá đất đai, đã có thêm những công cụ bằng đồng, bằng sắt như lưỡi cày, lưỡi liềm, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cánh bướm. Những công cụ bằng đồng và nguồn sức kéo trên cho phép họ mở rộng diện tích trồng trọt trên quy mô lớn, làm cho nông nghiệp có bước đầu phát triển.Các nghề đánh cá, đan lát, gốm , đồng đã xuất hiện.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử địa phương - Thiệu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch sử Thiệu hoá I. mục tiêu Sau bài học HS nắm được một số thông tin về dấu tích người Việt cổ và truyền thống yêu nước thương dân của con người Thiệu Hoá. II. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài 2. Tìm hiểu về đất nước và con người Thiệu Hoá - GV cho HS trình bày KQ điều tra mà GV đã dặn ở tiết trước. - GV trình bày các thông tin về đất nước và con ngưòi Thiệu Hoá để HS nắm: a/ Dấu tích người Việt cổ Lưu vực sông Mã, sông Chu và các dải núi sót phân bố ở đôi bờ hai con sông từ thời Cánh tân đã có con người sinh sống. Dấu vết của người vượn cũng như những công cụ của họ đã tìm thấy ở núi Dọ (Thiệu Tân), núi Nuông (Tiên Nông – Thiệu Long). Người nguyên thuỷ ở núi Đọ, núi Nuông đã dùng đá đẽo đá. Họ sống chủ yếu bằng hái lượm và săn bắt. Cuộc sống của họ cứ thế trải qua hàng vạn năm, cứ sinh sôi nảy nở và sáng tạo.Mở đầu thời đại đồng thau ven đôi bờ sông Mã, sông Chu lớp cư dân Cồn Chân Tiên nằm sát chân phía đông nam núi Đọ đã trở thành cốt lõi đầu tiên trong việc hình thành bộ Cửu Chân trong nhà nước Văn Lang. Từ văn hoá Cồn Chân Tiên, người dân Thiệu Hoá đã bước vào nền văn hoá Đông Sơn với các chứng tích tìm thấy ở Thiệu Dương. Tại đây, ngoài rìu đồng được con người sử dụng để khai phá đất đai, đã có thêm những công cụ bằng đồng, bằng sắt như lưỡi cày, lưỡi liềm, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cánh bướm. Những công cụ bằng đồng và nguồn sức kéo trên cho phép họ mở rộng diện tích trồng trọt trên quy mô lớn, làm cho nông nghiệp có bước đầu phát triển.Các nghề đánh cá, đan lát, gốm , đồng đã xuất hiện. b/ Văn hoá- xã hội và truyền thống yêu nước thương dân. Từ thời Trần, Nho giáo ở Thiệu Hoá đã có một vị trí khá vững chắc ở địa phương. Chính ngay mảnh đất Bối Lí nơi có chùa Hương Nghiêm đã sản sinh ra Lê Văn Hưu, người giành học vị Bảng nhãn khoa thi năm 1247. Thời Trần còn sản sinh ra Đào Tiêu,đỗ trạng nguyên khoa thái học năm ất Hợi(1275) và Lê Quát, đỗ thái học sinh đời vua Trần Minh Tông. Sang thời Lê, giáp Bối Lí vẫn giữ được truyền thống khoa bảng cử nghiệp của mình với 5 vị đại khoa. Một số làng khác như Đại Bối, Vãn Hà, Lam Sơn cũng trở thành những làng có truyền thống hiếu học, trong thời Nguyễn còn có 35 vị cử nhân. Truyền thống hiếu học đến nay vẫn được nhân dân Thiệu Hoá phát huy. Tóm lại: Yêu nước, thương dân là là một truyền thống đẹp được tôi luyện và thử thách qua nhiều thế kỉ đã trở thành một đặc trưng của người Thiệu Hoá. Thiệu Hoá là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với truyền thống văn hoá đặc sắc, truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần được lưu danh ngàn đời, mãi mãi là niềm tự hào của mỗi chúng ta. 3. Củng cố dặn dò GV củng cố bài, nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà điều tra một số thông tin về quê hương Thiệu Hoá đã góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ xâm lược tiếp tục xây dựng CNXH lịch sử Thiệu hoá góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ tiếp tục xây dựng CNXH I. mục tiêu Sau bài học HS nắm được một số đóng góp của Thiệu Hoá trong cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ. II. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài 2. Tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS trình bày KQ điều tra mà GV đã dặn ở tiết học trước. - GV trình bày các thông tin về đất nước và con ngưòi Thiệu Hoá để HS nắm. a/Thời kì 1965-1968 Bị thua đau ở miền Nam, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, buộc đế quốc Mĩ phải ồ ạt đưa quân vào miền Nam thực hiện chiến lược “ chiến tranh cục bộ”, mở rộng quy mô chiến tranh bằng không quân và hải quân đánh phá trên toàn miền Bắc từ ngày 2-3-1965. Trước tình hình cả nước có chiến tranh, ngày 25-3-1965, BCH TƯ Đảng( khoá III) họp Hội nghị lần thứ 11 thông qua những quyết định quan trọng, nhằm quyết tâm đánh bại bước phiêu lưu quân sự mới của Mĩ. Đảng bộ và nhân dân Thiệu Hoá hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ cách mạng chung của cả nước, nhiệm vụ riêng của miền Bắc là “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị 11 của BCHTƯ đảng: vừa sản xuất, vừa chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, động viên sức người, sức của tăng cường mọi mặt cho chiến trường miền Nam, tích cực đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước”. Cuối năm 1965, đầu năm 1966 máy bay Mĩ tiếp tục đánh phá nhiều lần vào vào các xã Thiệu Hưng, Thiệu nguyên, Thiệu Long, Thiệu Quang...gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Trong những năm chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ, sự nghiệp văn hoá- xã hội vẫn được duy trì và phát triển.Một số công trình văn hoá được xây dựng và hoàn thành, trong đó có nghĩa trang liệt sĩ của huyện đặt tại Thiệu Phú, bia căm thù giặc Mĩ ở Thiệu Nguyên. Thực hiện lời kêu gọi ngày 17-7-1966 của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi chiến sĩ và đồng bào cả nước , nhiệm vụ chi viện tiền tuyến ở Thiệu Hoá được đẩy mạnh. b/ Thời kì 1969-1972 Tuy bị thất bại, song với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, năm 1969, Mĩ chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh,ráo riết chuẩn bị mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn bán đảo Đông dương, xúc tiến các hoạt động ngoại gia nhằm đánh lạc hướng dư luận thế giới và nhân dân nước Mĩ. Những hành động mới của Mĩ ngày càng phức tạp hơn. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và tỉnh uỷ, ra sức tranh thủ lúc chiến tranh tạm ngừng, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, phát triển văn hoá , trước mắt khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục chi viện sức người sức của cho cách mạng miền Nam. Thực hiện lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chính phủ, Đảng bộ và dân quân Thiệu Hoá chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Vào lúc 12 giờ ngày 13-5-1972, một máy bay F4 của Mĩ bay từ phía Hàm Rồng lên, tổ trực chiến tại khu vực Mã Bôn thuộc lực lượng dân quân xã Thiệu Trung,do đồng chí Trịnh Xuân Vận, trung đội trưởng chỉ huy đã nổ súng kịp thời bắn trúng máy bay địch.Chiếc máy bay này rơi tại chân núi Nưa. 3. Củng cố dặn dò GV tóm tắt nội dung chính của bài. Dặn HS chuẩn bị bài học sau.

File đính kèm:

  • docLich su dia phuong(2).doc