I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
-Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Au
-Hiểu biết về thành thị trung đại: sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thnh tầng lớp thị dn
2. Tư tưởng ;
Thấy được sự phát triền hợp qui luật của xã hội loài người, chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Kĩ năng ;
-Biết xác đinh vị trí các quốc gia cổ đại trên bảng đồ
- Biết vận dụng so sánh đối chiếu.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ châu Au thời phong kiến, tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa.
III/ Hoạt động dạy học:
105 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Trường THCS Ngô Quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhằm tiêu diệt các dân tộc phản kháng
Phát huy truyền thống đấu tranh nhân dân Gia Lai đã không ngừng đấu tranh chống lại kẻ thù với nhiều hình thức khác nhau. Năm 1885 – 1886 hưởng ứng khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng nhân dân An Khê nổi dậy san bằng các cơ sở địch.
Sang thế kỉ XX phong trào chống thuế chống cướp đất nổ ra nhiều nơi trong tỉnh, nhân dân An Khê, Cheo Reo nổi dậy vũ trang chống bắt lính, bắt phu, đánh lui các cuộc hành quân của Pháp đồng thời hưởng ứng phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung kì, hàng ngàn nhân dân trong tỉnh đã biểu tình đòi “khất thuế”, trừng trị bọn gian ác.
Những năm hai mươi của thế kỉ XX nhiều làng bản trong tỉnh nhất là An Khê, Chư Sê liên tục tổ chức phục kích ngăn chặn, đánh trả những cuộc hành quân cướp bóc của thực dân Pháp.
II.Phong trào đấu tranh của các dân tộc Gia Lai dưới ảnh hưởng của Đảng cộng sản Việt Nam (1930 – 1945)
1.Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945
Từ năm 1930 cơ sở cách mạng được xây dựng tại Gia Lai, đó là tổ chức “Công hội đỏ” tại Bàu Cạn. Dưới sự tổ chức hướng dẫn của “Công hội đỏ” phong trào đấu tranh của các dân tộc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1930 – 1939 nhiều cuộc mít tinh biểu tình của công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm thúê
Khi Nhật vào Gia Lai cùng Pháp thi hành các chính sách bóc lột tàn bạo thì nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Hội cứu tế, Hội Aí Hữu ở Bàu Cạn cũng lại tiếp tục đấu tranh.
Tháng 3 – 1945 Nhật tiến hành đảo chính Pháp, tình hình ở Gia Lai sôi động, đặc biệt là đón tiếp tù chính trị từ Đăk Tô về Qui Nhơn đi qua Pleiku, An Khê đã tác động trực tiếp đến thanh niên Gia Lai, các tổ chức cách mạng ra đời Đoàn Thanh niên Gia Lai, Đoàn thanh niên Chấn Hưng An khê, Đoàn thanh niên Cheo Reo. Các tổ chức thanh niên tiếp xúc với mặt trận Việt Minh tại Bình Định, Huế, Quảng Ngãi và tích cực hoạt động chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.
2.Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của các dân tộc Gia Lai.
Từ giữa tháng Tám năm 1945 không khí chống Nhật của cả nước tác động mạnh đến Gia Lai. cá tổ chức thanh niên yêu nước tích cực chuẩn bị tinh thần đấu tranh giành chính quyền.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945 trươc sự hoan mang giao động của kẻ thù. Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê đã nhanh chóng phát động nhân dân An Khê nổi dậy chiếm đồn Bảo an, huyện lị An Khê, đến ngày 20/8 tổ chức lực lượng về Pleiku
Cùng ngày 22/8 Đoàn thanh niên Gia Lai nhân được điện của Việt Minh Bình Định đã nhanh chóng triển khai lực lượng về các vùng nông thôn, đồn điền vận động nhân dân công nhân vũ trang biểu tình
Sáng 23/8 dưới sự tổ chức của Đoàn thanh niên Gia Lai hàng nghìn quần chúng kéo về dinh tỉnh trưởng mít tinh gần 10000 người được tổ chức tại sân vận động Pleiku, ông Trần Ngọc Vỹ đại diện nhân dân tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến , thành lập chính quyền cách mạng.
Ơû Cheo Reo ngày 25/8 Đoàn thanh niên Cheo Reo vận động nhân dân nổi dậy làm chủ thị trấn Cheo Reo và các vùng ven sau đó các nơi khác lần lượt nổi dậy. Đến ngày 28/8 Cách mạng thành công trên cả tỉnh
III/Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám.
1.Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai, việc chuẩn bị cho kháng chiến.
Sau cách mạng thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, chính quyền cách mạng ở Gia Lai mới được thành lập, khó khăn chồng chất, yêu cầu càn có tổ chức Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền bảo vệ thành quả cách mạng, đáp ứng yêu cầu đó ngày 10/12/1945.Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai ra đời, do đồng chí Phan Thêm làm bí thư, từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân Gia Lai có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng snả Đông Dương.
Từ cuối tháng 12/1945 dưới sự lkãnh đạo của Đảng bộ, nhân cân Gia Lai đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp
2.Cuộc kháng chiến chống Pháp
Từ 11/1945 đon vị vũ trang đầu tiên của tỉnh được thành lập, lấy tên là chi bộ Tây Sơn, vừa mới ra đời đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thực hiện kế hoạch phòng thủ Plei ku, Cheo Reo, nhưng lực lượng địch quá mạnh quân ta pjải rút lui về Đất Bằng (Krôngpa)củng cố lực lượng. Cuối năm 1946 lực lượng chủ lực, du kích của ta phát triển trở lại và tiến hành nhiều đợt tấn công địch
12/1949 do nhu cầu kháng chiến của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum hợp nhất lại gọi là tỉnh Gia Kon sự hợp nhất đó làm cho lực lượng ta lớn mạnh, đến năm 1950 đánh bại nhiều cuộc càng quét của địch
3/1953 Đảng bộ tỉnh mở hội nghị học tập chính huấn, củng cố lập trường, quan điểm Đảng viên, cán bộ nhằm chuẩn bị cho hoạt động lớn trong đông-xuân 1952 – 1953
1/1953 ta mở chiến dịch An Khê đến giữa 1953 ta đã giải phóng những vùng quan trọng ở An Khê, Krôngpa
Đầu năm 1954 quân Pháp triển khai kế hoạch Nava ở miền Nam: mở cuộc hành quân At lăng tiến vào vùng tự do của ta tại Tuy Hòa. Ta chủ động tiến công Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon Tum bao vây uy hiếp Pleiku bụt Pháp phải dừng duụoc tiến công At Lang để tang cường phòng thủ Pleiku
Những thắng lợi này đã góp phần làm cho kế hoạch Nava phá sản buộc Pháp phải kí với ta hiệp địch Giơ-ne-vơ tháng 7 – 1954
Tuần36 Ns:
Tiết 72 Nd:
Bài: ÔN TẬP
I/Mục đích :
1.Kiến thức:
-Lịch sử thế giới trung đại: củng cố những hiểu biếùt đơn giản những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông, và phương Tây. Thấy được diểm khác nhau giữa hai xã hội phong kiến này.
-Lịch sử Việt Nam : Qúa trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX với những biến cố lịch sử
2.Tư tưởng:
Giáo dục ý thức tân trọng những thành tựu đạt được mà nhân loại đạt được, và lòng tự hào dân tộc về quá trình dựng nươc và giữ nước.
3.Kĩ năng :
Sử dụng tranh ảnh bản đồ, phân tích, đánh giá, nhận định, sự kiện lịch sử
II/Đồ dùng dạy học:
1.Sự phát triển của kinh tế nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Nội
dung
Các giai đoạn và những điểm mới
Ngô-Đinh-Tiền Lê
Lý - Trần
Lê sơ
TKXV-XVIII
Nửa đầu TK XIX
Nông nghiệp
-Khuyến khích sản xuất
-Tổ chức lễ cày tịch điền
-Chú ý đào vét kênh ngoài
-Ruộng đất tư ngày càng nhiều, xuất hiện điền trang, thái ấp
-Thi hành chính sách ngụ binh ư nông
-Thực hiện phép quân điền
-Đặt ra các cơ quan chuyên trách như Khuyến nông sứ
-Đàng ngoài bị trì trệ, kìm hãm. Đàng Trong có những bước phát triển.
-Vua Quang Trung ban Chiếu khuyến nông
-Khai hoang lập ấp, lập đồn điền.
-Việc sữa đắp đê không được chú trọng
Thủ công nghiệp
-Xây dựng một số xưỡng thủ công nhà nước
-Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển
Xuất hiện nghề gốm Bát Tràng
-36 phường thủ công ở Thăng Long
-Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp -Xuất hiện công xưỡng
Nhiều làng nghề thủ công
Mở rộng khai mỏ
Thương nghiệp
-Đúc tiền đồng để lưu thông trong nước
-Xuất hiện trung tâm buôn bán và chợ làng quê
-Đẩy mạnh ngoại thương
-Thăng Long là trung tam kinh tế sầm uất
-Khuyến khích mở chợ
-Hạn chế buôn bán với người nước ngoài
-Xuất hiện đô thị phố xá.
-Giảm thuế mở cửa thông chợ búa
-Nhiều thành thị thị tứ.
-Hạn chế buôn bán với người phương Tây
Văn học nghêï thuật giáo dục
-Văn học dân gian là chủ yếu
-Giáo dục chưa phát triển
-Các tác phẩm văn học tiêu biểu
-Xây dựng Quốc tử giám
-Mở nhiều trường học khuyến khích thi cử
-Văn học chử Nôm giữ vị trí quan trọng
-Chữ quốc ngữ ra đời
-Ban hành chiếu lập học
-Nhiều truyện Nôm ra đời
-Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú
-Văn học phát triển rực rỡ
-Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng
Khoa học kĩ thuật
-Cơ quan chuyên viết sử ra đời
-Thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh
Nhiều tác phẩm sử học địa lí toán học
-Chế vũ khí
-Phát triễn làng nghề thủ công
-Sử học địa lí y học đạt nhiều thành tựu -Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây
Câu 2:Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn thời Nguyễn:
TT
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Kết quả
1
Phan Bá Vành
1821-1827
Trà Lũ (Nam Định)
Thất bại
2
Nông Văn Vân
1833-1835
Việt Bắc
Thất bại
3
Lê Văn Khôi
1833-1835
6 tỉnh Nam kì
Thất bại
4
Cao Bá Quát
1854-1856
Hà Nội, Bắc Ninh
Thất bại
3.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
-Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hóa của tầng lớp thống trị
-Chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn
4.Quang Trung thống nhất đất nước.
-Lật đỗ chính quyền các tập đoàn phong kiến: Nguyễn (1777), Trịnh (1786), Lê (1788)
-Đánh tan quân ngoại xâm Xiêm (1785), Thanh (1789)
-Phục hồi kinh tế, văn hóa.
5.Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
-Đặt kinh đô, quốc hiệu.
-Tổ chức lại bộ máy nhà nước
IV/Củng cố:
V/Dặn dò:
Tuần37 Ns:
Tiết73 Nd:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tuần37 Ns:
Tiết74 Nd:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
File đính kèm:
- LICH SU 7 chuan da giam tai.doc