Giáo án Lịch sử 5 - Tiết 31: Mảnh đất tam hoà - Truyền thống yêu nước

I-MỤC TIÊU: Sau bài học HS hiểu được :

-Sự hình thành xã Tam Hoà nhằm đáp ứng đấu tranh xây dựng đất nước.

-Sự thành lập và lãnh đạo chi bộ Đảng sau cách mạng tháng 8-1945.

 II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Bản đồ hành chính xã Tam Hoà.

 -Phiếu học tập của học sinh.

 -HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về lịch sử Đảng bộ xã Tam Hoà.

 III-HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 1-Ổn định tổ chức: GV tổ chức cho HS hát bài “Quê hương tươi đẹp”

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 - Tiết 31: Mảnh đất tam hoà - Truyền thống yêu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/11/200 Ngày giảng:22/4/2008 MÔN : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5 TIẾT 31 : MẢNH ĐẤT TAM HOÀ - TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC I-MỤC TIÊU: Sau bài học HS hiểu được : -Sự hình thành xã Tam Hoà nhằm đáp ứng đấu tranh xây dựng đất nước. -Sự thành lập và lãnh đạo chi bộ Đảng sau cách mạng tháng 8-1945. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ hành chính xã Tam Hoà. -Phiếu học tập của học sinh. -HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về lịch sử Đảng bộ xã Tam Hoà. III-HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1-Ổn định tổ chức: GV tổ chức cho HS hát bài “Quê hương tươi đẹp” 2-Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài học trước. Sau đó nhận xét ghi điểm cho học sinh -GV nhận xét bài cũ. -2 học sinh lần lược trả lời câu hỏi. +HS1: Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô đã lao động như thế nào ? +HS2: Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước ? - HS cả lớp nhận xét 3-Dạy - học bài mới: 1-Giới thiệu bài: Lịch sử mỗi vùng miền đều nằm trong lịch sử của cả nước, song mỗi vùng miền, mỗi xã đều có nét riêng, đặc thù của nó. Hơn nữa lịch sử mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có điều kiện đi sâu vào cụ thể, do vậy đối với mỗi người, việc hiểu biết về lịch sử địa phương- cội nguồn thân yêu của mình là rất cần thiết. Bài học hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu mảnh đất xã Tam Hoà và truyền thống yêu nước của nhân dân Tam Hoà sau cách mạng tháng 8/1945. 2-Khai thác nội dung bài học: *Hoạt động 1: Sự thành lập xã Tam Hoà và phong trào yêu nước. -GV tổ chức cho học sinh quan sát bản đồ hành chính xã Tam Hoà và trao đổi tìm hiểu các vấn đề sau: -Học quan sát bản đồ và trao đổi theo cặp. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời. T - Nêu hoàn cảnh ra đời của xã Tam Hoà? -Dựa vào bản đồ cho biết vị trí xã Tam Hoà? -Nêu những nét tiêu biểu về phong trào đấu tranh của nhân dân xã Tam Hoà? -Nêu những gương mặt tiêu biểu trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân xã Tam Hoà? -Sau ngày giải phóng đất nước, tháng 5-1975 tách xã Kỳ Chánh thành hai xã Kỳ Vinh và Tam Anh. Xã Kỳ Vinh lập thêm 2 ấp : ấp 7 và ấp 8 của xã Tam Hải và đổi tên là xã Tam Hòa từ tháng 2 năm 1977 cho đến nay. -Tam Hòa là một xã ven biển miền Trung trung bộ,cách huyện lị Núi Thành 10 km về phía Đông-Bắc.Bốn bề là sông ngoài bao bọc.Đông giáp biển Đông và Tam Hải,phía nam giáp xã Tam Giang,Tam Hiệp,phía Tây giáp xã Tam Anh,phía Bắc giáp xã Tam Tiến. -Ngày 06/9/1885 lực lượng nghĩa quân Hà Đông tham gia tấn công thành La Qua Vĩnh Điện.Sau đó bị quân Pháp và quân Nam Triều phản kích rút lui về căn cứ. -Cuối tháng 10/1885 chúng tiến đánh căn cứ Hà Đông,nghĩa quân chiến đấu anh dũng. -Cuối năm 1887 tên Việt Gian Nghĩa Thân,người Nghĩa hội Quảng Ngã làm phán và thực dân Pháp tập trung phá nghĩa hội tan rã. -Đêm 30/3/1908 trên 3000 người từ khắp nơi thuộc 7 tổng của phủ Tam Kỳ đòi hỏi tội đô đốc Trần Tuệ. Thực dân Pháp cho tay sai đàn áp dã man,nhiều người bị chém,xử tử, tù đày... -Phong trào yêu nước dưới hình thức bạo động vũ trang lúc bấy giờ có Nguyễn Tấn Nhơn,còn gọi là Thủ Thiệm bằng lối kể chuyện dân gian và bằng hành động của mình chơi khăm,lên án,đã kích bọn phong kiến,tay sai... -Lê Thuyết con cụ Lê Mễ ở xóm ... Bình An được đi học tại trườngTH Pháp-Việt Tam Kỳ ông là người yêu nước tiến bộ. Sau này xuất hiện hội”Đức, Trí, Thể dục” do Trần Cảnh làm hội trưởng đã tổ chức nhiều hoạt động . Tập thể dục, vẽ tranh,giảng báo,đọc sách , bình thơ... đã ảnh hưởng tích cực đến tinh thần yêu nước của tầng lớp thanh niên trong vùng, thông qua truyền bá của Lê Thuyết và Đặng Quang Diệu lúc bấy giờ là Thầy Nhạ. *Hoạt động 2 :Sự thành lập và lãnh đạo của chi bộ Đảng sau cách mạng tháng 8/1945. -GVcho học sinh thảo luận nhóm 4và phát phiếu hoc tập cho học sinh thảo luận rồi trình bày kết quả. -Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Tam Hoà là chi bộ nào? Gồm có mấy đảng viên? Ai là bí thư đầu tiên? -Sau cách mạng tháng 8/1945 chi bộ Đảng Hồng Sơn đã lãnh đạo và sinh hoạt như thế nào? -Với sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta đã đem lại ý nghĩa như thế nào ? - Học sinh làm việc theo nhóm , đại diện nhóm trình bày kết quả. -Năm1938chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập đó là chi bộ Hồng Sơn với 3 đảng viên gồm: Đoàn Hồng, Bùi Giùm và Lê Thuyết do đồng chí Lê Thuyết làm bí thư. -Lê Thuyết vừa là bí thư chi bộ Đảng vừa là đảng viên cấp trên chỉ đạo xuống lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa cướp chính quyền ở cách mạng tháng 8/1945. Tiếp tục lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công. Trong kháng chiến chống Pháp là vùng tự do kháng chiến, dù đời sống nhân dân vô cùng khó khăn nhưng đã có những đóng góp to lớn về người và của cho kháng chiến,đồng thời tiếp tục phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội. Trong kháng chiến chống Mỹ Tam Hoà thuộc “vành đai trắng” của Mỹ ngụy ở căn cứ Chu Lai với biết bao ác liệt và bom đạn, kẻ thi tập trong mọi cố gắng,mọi thủ -Với sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần đấu tranh yêu nước của nhân dân xã Tam Hòa đã đem lại ý nghĩa như thế nào? -Em hãy cho biết hiện nay xã Tam Hoà có bao nhiêu người được công nhận là cách mạng lão thành và bao nhiêu người công nhận mẹ Việt Nam anh hùng? GV:Đây là những người tiêu biểu đấu tranh yêu nước của nhân dân Tam Hòa mà chúng ta cần phải học tập. đoạn với các loại vũ khí tối tân hiện đại cả xe tăng, máy bay, pháo lớn và quân đội Mỹ để tẩy trắng vùng đất này. -Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân đân một lòng theo Đảng,kiên cường bám trụ đã nhiều lần nổi dậy tự giải phóng,tự xây dựng căn cứ lõm và tồn tại trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng .(30/4/1975) -Cách mạng lão thành xã Tam Hoà gồm có 5 người nhưng đến nay còn sống 3 người đó là:ĐoànHồng,Nguyễn Văn Minh,Đặng Ngọc Huy. -Bà mẹ Việt Nam anh hùng gồm có 21 bà.Nhưng hiện nay còn sống một người, đó là bà:Võ Thị Đặt (thôn Nam Sơn-Tam Hòa). 4/Củng cố : - Cho học sinh phát biểu suy nghĩ về sự thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở xã Tam Hoà . -GV tổ chức cho học sinh chia sẻ các thông tin về truyền thống yêu nước của người dan Tam Hoà. 5/Dặn dò : -Về nhà tìm hiểu thông tin về sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp xâm lược(1945-1954). -Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ xã Tam Hoà. IV/TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Tài liệu tham khảo dành cho GV và HS: +Lịch sử Đảng bộ xã Tam Hoà. +Bản đồ hành chính xã Tam Hoà. . -

File đính kèm:

  • docBai 31 Giao an du thi.doc