Giáo án Lịch sử 5 kì 1 - Trần Văn Long – Trường TH Phú Túc

TUẦN 1 “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS biết:

 - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.

 - Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình SGK phóng to.

- Bản đồ Hành chính Việt Nam.

- Bảng phụ viết sẵn sơ đồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

 

doc37 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 5 kì 1 - Trần Văn Long – Trường TH Phú Túc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm tấn công để mở màng chiến dịch? + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta? v Hoạt động 2: (làm việc cả lớp) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu vì sao địch âm mưu khóa chặt biên giới Việt – Trung. - Giáo viên sử dụng bản đồ, chỉ đường biên giới Việt – Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khóa chặt biên giới nhằm bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Lưu ý chỉ cho học sinh thấy con đường số 4. Giáo viên cho học sinh xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ. Sau đó nêu câu hỏi: + Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại). v Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm). - GV nêu vấn đề cho HS tìm hiểu về chiến dịch biên giới thu - đông 1950. + Để đối phó với âm mưu của địch, TW Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì? + Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy thuật lại trận đánh ấy? (có chỉ lược đồ). + Chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? ® Giáo viên nhận xét + nêu lại trận đánh + Em có nhận xét gì về cách đánh của quân đội ta? - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận. v Hoạt động 4: (làm việc theo nhóm) - Chia nhóm, thảo luận các câu hỏi sau: Nhóm 1: Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950? (Thu – đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch). Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì? Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gơi cho em suy nghĩ gì? Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950 em có suy nghĩ gì? - Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. v Hoạt động 5: (làm việc cả lớp) GV nêu tác dụng của chiến dịch biên giới và nhấn mạnh: Nếu như thu - đông 1947, địch chủ động tấn công lên Việt Bắc, chúng đã bị thất bại, phải chuyển sang bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc thì thu - đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học Chuẩn bị: “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới”. Nhận xét tiết học - 2 Học sinh trả lời - Lớp nhận xét bổ sung - HS lắng nghe. - Cá nhân tiếp nối - Lớp nhận xét bổ sung - Thảo luận nhóm đôi - Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét bổ sung - Thảo luận nhóm lớn. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp nhận xét bổ sung - Cá nhân tiếp nối trình bày Rút kinh nghiệm:................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Tuần 16 ND: 10.12.2008 HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến. - Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . II. CHUẨN BỊ: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952) - HS: xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 4’ 28’ 3’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì? Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm-. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu, ghi tựa: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. 2. Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: Giáo viên nêu tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự. Điều này cho thấy việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến. GV nêu nhiệm vụ học tập: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta? + Tác dung của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc . +Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện ra sao? + Tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến? vHoạt động 2: (làm việc theo nhóm và cả lớp). - Chia lớp thánh 3 nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào? + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì? Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào? + Tác dụng của việc tuyên dương trong Đại hội? Nhóm 3: + Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt: kinh tế; văn hóa giáo dục " Nhận xét tinh thần của hậu phương. + Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào đối với tiền tuyến? - Yêu cấu các nhóm trình bày kết quả. - Gọi HS nêu nội dung bài học. v Hoạt động 3: (làm việc cả lớp) - GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến). Yêu cầu HS kể tên một anh hùng được Đại hội chọn và nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó. 3. Củng cố - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Ôn tập HK I”. Nhận xét tiết học - 2 Học sinh nêu. - Lớp nhận xét bổ sung - HS lắng nghe. - Thảo luận nhóm. - Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét bổ sung - Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét bổ sung ? Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 17 ND: 17.12.2008 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU Qua bài học này, giúp HS củng cố lại kiến thức về mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất 1858 - 1952 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử II. CHUẨN BỊ: Bản đồ hành chính Việt Nam. Bảng thống kê các niên đại và sự kiện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 4’ 28’ 3’ A. KIỂM TRA BÀI CŨ Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. Câu hỏi SGK. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu, ghi tựa: GV nêu yêu cầu, nội dung ôn tập. 2. Các hoạt động dạy học: v Hoạt động 1: GV giao nhiệm vụ học tập 1. Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì? 3. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian: 4. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? 5. Ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? 6. Kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là ngày: 7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian? 8. Cuối Bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng địng điều gì? 9. Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945. 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2,1951) đã đề ra nhiệm vụ gì cho Cáh mạng Việt Nam? vHoạt động 2: (làm việc theo nhóm). Tổ chức cho HS thảo luận. v Hoạt động 3: (làm việc cả lớp) - Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chốt ý 3. Củng cố - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: “Kiểm tra HK I”. Nhận xét tiết học - 2 Học sinh nêu. - Lớp nhận xét bổ sung - HS lắng nghe. - Thảo luận nhóm. - Cá nhân tiếp nối trình bày - Lớp nhận xét bổ sung ? Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 18 Ngày: 24.12.2008 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I KÝ DUYỆT CỦA BGH

File đính kèm:

  • docHKI.doc