Tuần 25
Kĩ thuật : CHĂM SÓC RAU, HOA .( tiết 2 )
I .MỤC TIÊU :
- Biết mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Có thể thực hành chăm sóc rau , hoa trong các bồn cây của trường ( nếu có ) .
- Ở những nơi không có điều kiện thực hành , không bắt buộc HS thực hành chăm sóc rau , hoa.
II .CHUẨN BỊ :
- Cây hồng trong chậu, dầm xới ,bình tưới, rỗ đựng cỏ, dụng cụ tưới cây
4 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật 4 tuần 25, 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy : 5/3/2013
Giáo viên : Đỗ Thị Thúy Hiền
Tuần 25
Kĩ thuật : CHĂM SÓC RAU, HOA .( tiết 2 )
I .MỤC TIÊU :
- Biết mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Làm được một số công việc chăm sóc rau , hoa .
- Có thể thực hành chăm sóc rau , hoa trong các bồn cây của trường ( nếu có ) .
- Ở những nơi không có điều kiện thực hành , không bắt buộc HS thực hành chăm sóc rau , hoa.
II .CHUẨN BỊ :
- Cây hồng trong chậu, dầm xới ,bình tưới, rỗ đựng cỏ, dụng cụ tưới cây
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 :
- Cho học sinh thực hiện chăm sóc rau hoa.
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của học sinh.
- Phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hành.
- Gọi từng nhóm nêu lại các công việc chăm sóc rau, hoa.
- GV quan sát , hướng dẫn các nhóm thực hiện
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
- Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật.
- Đảm bảo thời gian và an toàn lao động.
- GV nhận xét chung.
IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn dò HS tưới nước cho cây
- Liên hệ giáo dục
- Chia lớp thành 4 nhóm chăm sóc 4 bồn hoa.
* 4 nhóm thực hành
- Nhóm 1, 2 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt.
- Nhóm 3,4 nhận xét với nhau nhóm nào thực hiện tốt.
- Hs thu dọn dung cụ , cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động , chân tay sau khi hoàn thành công việc .
- HS tự đánh giá
- 1 HS nêu lại ghi nhớ.
Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy : 13/3/2013
Giáo viên : Đỗ Thị Thúy Hiền
Tuần 26
Kĩ thuật (l4) : CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ
LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
A .MỤC TIÊU :
- Biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
- Sử dụng được cờ - lê , tua - vít để lắp vít , tháo vít .
- Biết lắp ghép một số chi tiết với nhau
B .CHUẨN BỊ :
- Bộ lắp gép mô hình kĩ thuật .
C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS gọi tên , nhận dạng các chi tiết và dụng cụ .
- Chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng , gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó .
- Giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê , tua-vít .
- Hướng dẫn thao tác lắp vít : Khi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít . Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít , ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít và quay cần tua vít theo chiều kim đồng hồ . Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần lắp ghép với nhau
- Hướng dẫn thao tác tháo vít : Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc , tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít , vặn cần tua-vít ngược chiều kim đồng hồ .
- Tiếp tục thao tác một trong bốn mối ghép của hình 4 .
- Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép .
- Nhận xét về thái độ học tập, mức độ hiểu bài của HS .Dặn HS về tập lắp ghép.
- Gọi tên , nhận dạng , đếm số lượng của từng chi tiết , dụng cụ trong bảng :.
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
- Các nhóm tự kiểm tra tên gọi , nhận dạng từng loại chi tiết , dụng cụ theo hình 1 SGK .
- HS quan sát và lắng nghe
- 2 - 3 em lên thao tác lắp vít .
- Cả lớp tập lắp vít .
- Trả lời câu hỏi hình 3 SGK .
- Cả lớp thực hành cách tháo vít
Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình Ngày dạy : 13/3/2013
Giáo viên : Đỗ Thị Thúy Hiền
Tuần 27
Kĩ thuật (l4) : LẮP CÁI ĐU ( tiết 1 )
I .MỤC TIÊU :
- Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu .
- Lắp được cái đu theo mẫu . Đu lắp được tương đối chắc chắn , ghế đu dao động nhẹ nhàng
II .CHUẨN BỊ :
- Mẫu cái đu lắp sẵn, bộ lắp gép mô hình kĩ thuật .
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1
- Cho học sinh quan sát nhận xét mẫu.
- Hướng dẫn học sinh quan sát từng bộ phận của cái đu sau đó trả lời câu hỏi.
- Cái đu có những bộ phận nào?
- Nêu tác dụng của cái đu thực tế?
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật .- GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết để vào nắp hộp theo từng loại.
- Gọi HS lên chọn vài chi tiết cần lắp cái đu.
- Cho HS quan sát hình 2 lắp giá đỡ đu.
- Trong quá trình lắp GV đưa ra một số câu hỏi.
- Để lắp được giá đỡ đu cần có những chi tiết nào?
- Khi lắp cần chú ý đều gì?
* Lắp ghế đu: Cho HS quan sát hình 3
- Chọn chi tiết nào để lắp ghế đu? Số lượng bao nhiêu?
- Lắp đu ghế đu ( Hình 4 )
- Gọi 1 HS lắp thử
- Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm?
* Lắp cái đu :
- Tiến hành lắp các bộ phận để hoàn thành cái đu, sau đó kiểm tra lại cái đu có dao động của cái đu.
* Tháo các chi tiết.
- Tháo từng bộ phận sau đó mới tháo từng chi tiết chi tiết nào lắp sau tháo trước và xếp gọn .
- Lớp quan sát nhận xét.
- Có 3 bộ phận: Giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
- Ở trường mần non thường thấy các em nhỏ ngồi chơi.
- 2,3 học sinh chọn các chi tiết để lắp cái đu.
- Cần 4 chục đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
- Cần chú ý vị trí trong ngoài của thanh thẳng và thanh chữ U dài.
- Chọn 4 tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài
- HS lắp thử
- 4 vòng.
- HS thực hành lắp
File đính kèm:
- giao an ki thuat lop 4.doc