Giáo án Kĩ năng sống - Ứng xử trong tình huống bất ngờ

A.Mục tiêu:

-HS hiểu được một số cách ứng xử trong một vài tình huống bất ngờ.

- Bước đầu hình thành cho các em một số kĩ năng ứng xử trong các tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

- Có thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

B. Tài liệu và phương tiện:- tiểu phẩm ngắn, phiếu học tập.

C.Phương pháp và hình thức:

-Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, thảo luận, giảng giải.

-Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ năng sống - Ứng xử trong tình huống bất ngờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vết thương là việc làm rất cần thiết nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu trong quá trình điều trị sau này, giảm nguy cơ bị biến chứng cho nạn nhân như bị uốn ván, bị hoại tử,..... Cho HS quan sát tranh và nêu các bước cơ bản để thực hiện sơ cứu, sát trùng vết thương + B1: Rửa sạch vết thương bằng nước ô- xy già hoặc nước sạch. + B2: Dùng gạc hoặc bông sạch đặt lên vết thương. + B3: Dùng dây gạc buộc lại. + B4: Đưa nạn nhân đến ngay trung tâm y tế. *Hoạt động 4: (15’) Thực hành sơ cứu, sát trùng vết thương -Yêu cầu HS hoạt động N8, thực hành sơ cứu, sát trùng vết thương. - GV quan sát, hướng dẫn thêm. *Hoạt động 5: (2’) -Tổng kết, nhận xét. *Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: (3’) -Nhận xét tiết học. - Lắng nghe -Lắng nghe - HS hoạt động N2, nêu cách giải quyết - HS trình bày, các HS khác nhận xét. - Lắng nghe. - HS quan sát - Tiến hành sơ cứu, sát trùng vết thương. - Lắng nghe. KĨ NĂNG SỐNG: AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS hiểu thế nào là an toàn khi tham gia giao thông. 2. Kĩ năng: - HS có thói quen thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông. 3. Thái độ: - HS có ý thức và vận động mọi người tham gia giao thông đúng luật. B. Tài liệu và phương tiện:- phiếu học tập, tranh ảnh về chấp hành luật lệ ATGT. C.Phương pháp và hình thức: -Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, thảo luận, giảng giải, đóng vai. -Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp. D. Hoạt động dạy - học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC *Hoạt động 1: (1’) Ổn định tổ chức *Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài *Hoạt động 3: (10’) Thảo luận tình huống - GV nêu tình huống - Các nhóm trình bày. - Gọi các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận: Để tránh xảy ra các tai nạn, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. *Hoạt động 4: (8’) Quan sát tranh: - Treo tranh yêu cầu học sinh quan sát đưa ra nhận xét những điều cần học tập và những điều không nên làm ở các bức tranh. - GV chốt lại: Khi đi bộ cần đi trên vỉa hè hoặc đi sát vào lề đường. Trẻ em không được đi xe đạp của người lớn,...... Khi đi trên các phương tiện giao thông cần nhớ:.......Ngồi sau xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm,.... *Hoạt động 5: (9’) Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” -GV phổ biến cách chơi, luật chơi. - Quan sát, hướng dẫn thêm. -GV tổng kết. *Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: (5’) - HS tự liên hệ bản thân xem mình đã chấp hành tốt luật ATGT chưa. - GV hệ thống lại bài học: Thực hiện đúng luật khi tham gia GT và vận động mọi người tham gia GT đúng luật là việc làm thường xuyên của mỗi người nhằm hạn chế tối đa những tai nạn GT -Nhận xét tiết học. - Lắng nghe -Lắng nghe - HS hoạt động N2, nêu cách giải quyết - HS trình bày, các HS khác nhận xét. - Các nhóm thảo luận, rút ra nhận xét. - Các nhóm trình bày. - Nhận xét lẫn nhau. - Lắng nghe. - Tiến hành chơi - HS phát biểu. - Lắng nghe. KĨ NĂNG SỐNG: THỂ HIỆN SỰ CẢM THÔNG, CHIA SẺ KHI NGƯỜI KHÁC CẦN SỰ GIÚP ĐỠ A.Mục tiêu: -HS biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi người khác cần sự giúp đỡ của mình. - HS có kĩ năng cảm thông, chia sẻ với người khác trong cuộc sống hàng ngày. - Giáo dục HS ý thức biết tôn trọng và lắng nghe khi người khác cần sự chia sẻ và giúp đỡ của mình. B. Tài liệu và phương tiện:- tiểu phẩm ngắn, phiếu học tập. C.Phương pháp và hình thức: -Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, động não, thảo luận, giảng giải. -Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp. D. Hoạt động dạy - học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC *Hoạt động 1: (1’) Ổn định tổ chức *Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài *Hoạt động 3: (13’) xem tiểu phẩm: Chuyện của An -Yêu cầu HS quan sát bạn diễn tiểu phẩm. ? Sau khi xem tiểu phẩm, nếu là em là bạn của An thì em sẽ làm gì? Vì sao? - Các nhóm trình bày. - Gọi các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận *Hoạt động 4: (10’) Thảo luận, đóng vai: a) Khi bạn em làm việc gì sai. b) Thăm hỏi, giúp đỡ khi bạn em có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. - GV chốt lại. *Hoạt động 5: (5’) Bày tỏ ý kiến -Phát phiếu học tập. -Yêu cầu HS trình bày trước lớp. -GV kết luận. *Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: (5’) - HS tự liên hệ bản thân. - GV hệ thống lại bài học: Biết cảm thông chia sẻ với người khác đó là lối sống tốt...... -Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Xem tiểu phẩm - HS hoạt động N2, nêu cách giải quyết - HS trình bày, các HS khác nhận xét. - Các nhóm thảo luận, đóng vai - Nhận xét lẫn nhau. - HS làm việc với phiếu học tập -HS lắng nghe, nhận xét. - HS phát biểu. - Lắng nghe. KĨ NĂNG SỐNG: TÔI LÀ AI? GIA ĐÌNH CỦA TÔI A.Mục tiêu: -HS biết được giá trị, vai trò, ý nghĩa của bản thân đối với gia đình. - HS có khả năng tự đánh giá điểm mạnh của gia đình mình từ đó có ý thức phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của gia đình mình. - Giúp HS yêu quý gia đình và có trách nhiệm với gia đình. B. Tài liệu và phương tiện:-Ảnh của gia đình, giấy, bút. C.Phương pháp và hình thức: -Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, động não, thảo luận, giảng giải. -Hình thức: Nhóm, đóng vai, cá nhân, lớp. D. Hoạt động dạy - học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC *Hoạt động 1: (1’) Ổn định tổ chức *Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài *Hoạt động 3: (10’) Tôi là ai? -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 giới thiệu bản thân và sở thích của bản thân cho bạn biết. -Gọi HS trình bày trước lớp. - KL: Mỗi người có một đặc điểm về ngoại hình cũng như tính cách và sở thích khác nhau..... *Hoạt động 4: (12’) Gia đình của tôi -Yêu cầu HS hoạt động N4, giới thiệu về các thành viên trong gia đình, đánh giá về các điểm mạnh của gia đình...Tình cảm của bản thân đối với mọi người trong gia đình mình. -Yêu cầu HS trình bày trước lớp. -Nhận xét, KL: *Hoạt động 5: (8’) Chơi trò chơi: Chọn bạn - HS tìm được những người bạn có đặc điểm ngoại hình cũng như sở thích với mình. Bạn nào tìm được nhiều người bạn thì bạn thì bạn đó là người thắng cuộc. - GV phổ biến luật chơi, cách chơi. - HS tiến hành chơi. GV quan sát, hướng dẫn thêm. -Tổng kết, trao giải, nhận xét. *Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: (5’) - Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm những người trong gia đình. - GV hệ thống lại bài học. -Nhận xét tiết học - Lắng nghe HĐN2 -HS tự giới thiệu trong nhóm. -HS trình bày trước lớp. HĐN4 -HS lắng nghe các bạn kể về gia đình của bạn. - Nhận xét các điểm mạnh yếu của gia đình bạn cũng như gia đình mình. -HS thực hiện theo yêu cầu -HS trình bày -HS thực hiện theo yêu cầu -HS lắng nghe. - Lắng nghe. KĨ NĂNG SỐNG: GIÚP BỐ MẸ NẤU CƠM BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN A.Mục tiêu: -HS biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. - HS tự nấu được cơm bằng nồi cơm điện. - Giáo dục HS ý thức biết giúp đỡ bố mẹ và tự phục vụ bản thân. B. Tài liệu và phương tiện:- Nồi cơm điện, gạo, nước. C.Phương pháp và hình thức: -Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, động não, thảo luận, giảng giải. -Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp. D. Hoạt động dạy - học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC *Hoạt động 1: (1’) Ổn định tổ chức *Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài *Hoạt động 3: (7’) Cách nấu cơm bằng nồi điện -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 về các bước nấu cơm bằng nồi điện. -Gọi HS trình bày trước lớp. - KL: Tự nấu được cơm bằng nồi điện là các em đã biết chia sẻ công việc với bố, mẹ đồng thời giúp các em chủ động hơn trong việc tự phục vụ bản thân khi bố mẹ bận việc hoặc bị ốm. Các bước cơ bản để thực hiện nấu cơm + B1: vệ sinh nồi + B2: lấy gạo đổ vào nồi. + B3: : vò gạo 3 lượt. + B4: đổ nước tuỳ theo lượng gạo nấu. + B5: dùng khăn khô lau đáy nồi, bỏ vào xoong. + B6: bật nốt nấu. *Hoạt động 4: (20’) Thực hành nấu cơm -Yêu cầu HS hoạt động N8, thực hành nấu cơm *Hoạt động 5: (4’) -Tổng kết, nhận xét. *Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: (5’) - GV hệ thống lại bài học. - Chú ý an toàn tránh bị điện giật khi nấu cơm. -Nhận xét tiết học - Lắng nghe HĐN2 -HS thảo luận cách nấu cơm. -HS trình bày trước lớp. HĐN8 -HS nấu cơm theo nhóm. -HS lắng nghe. - Lắng nghe. KĨ NĂNG SỐNG: EM TỰ GIẶT QUẦN ÁO (bằng tay/ bằng máy) A.Mục tiêu: -HS biết cách giặt áo quần bằng tay hoặc bằng máy. - HS tự giặt được áo nhẹ của bản thân. - Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh áo quần, thân thể và tự phục vụ bản thân. B. Tài liệu và phương tiện:- Vài cái áo quần bẩn và sạch, bột giặt, chậu, xô, bàn chải. C.Phương pháp và hình thức: -Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, động não, thảo luận, giảng giải. -Hình thức: Nhóm, cá nhân, lớp. D. Hoạt động dạy - học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC *Hoạt động 1: (1’) Ổn định tổ chức *Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài *Hoạt động 3: (7’) Ích lợi của việc giặt quần áo -Yêu cầu HS quan sát số áo quần và thảo luận nhóm 2 vế ích lợi của việc giặt quần áo. -Gọi HS trình bày trước lớp. - KL: Tự giặt quần áo làm cho các em chủ động hơn trong việc vệ sinh cá nhân và góp phần giúp đỡ bố mẹ khi bố mẹ bận việc hoặc bị ốm. *Hoạt động 4: (15’) Cách giặt quần áo -Yêu cầu HS hoạt động N4, giới thiệu về các bước giặt quần áo bằng máy hoặc bằng tay. -Yêu cầu HS trình bày trước lớp. -Nhận xét, KL: Các bước cơ bản để thực hiện giặt quần áo + B1: giũ áo quần. + B2: hoà bột gặt vào nước, đánh cho xà phòng tan trong nước. + B3: bỏ quần áo vào nhồi cho đều rồi ngâm 30 phút. + B4: vò quần áo, dùng bài chải những chỗ như cổ áo, nách áo, lai quần, đáy quần. + B5: xả lại bằng nước sạch + B6: ngâm số quần áo vào nước làm mềm vải( nếu gia đình có điều kiện) +B7: vắt quần áo và phơi lên giá. - GV nêu các bước giặt quần áo bằng máy. *Hoạt động 5: (8’) Chơi trò chơi: Thi giặt quần áo - HS thi thực hiện các bước giặt quần áo - GV phổ biến luật chơi, cách chơi. - HS tiến hành chơi. GV quan sát, hướng dẫn thêm. -Tổng kết, trao giải, nhận xét. *Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò: (5’) - GV hệ thống lại bài học. - Chú ý an toàn tránh bị điện giật khi giặt áo quần bằng máy. -Nhận xét tiết học - Lắng nghe HĐN2 -HS quan sát phân loại quần áo và nêu ích lợi của việc giặt quần áo. -HS trình bày trước lớp. HĐN4 -HS lắng nghe các bạn nêu các bước để giặt quần áo. -HS trình bày -HS lắng nghe. -Đại diện 3 nhóm HS thực hiện theo yêu cầu - Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docKy nang song.doc
Giáo án liên quan