I. YÊU CẦU :
- Làm tiếp và hoàn thành sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm và biết đánh giá sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- HS: Sản phẩm đang làm
-GV: Túi đã khâu xong
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 9 - Môn Kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Kĩ thuật 17 : Cắt, khâu túi rút dây (tiết 3)
(vật mẫu ở vở riêng)
I. YÊU CầU :
- Làm tiếp và hoàn thành sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm và biết đánh giá sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS: Sản phẩm đang làm
-GV: Túi đã khâu xong
III. Các hoạt động dạy-học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđộng 4:
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 2.
- Gọi HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây.
B. Bài mới: 30'
1/ Giới thiệu bài: Tiết học này các em sẽ thực hành tiếp và hoàn thành sản phẩm túi rút dây.
2/ HS thực hành:
- Hỏi HS chỗ nào thao tác khó?
-GV hướng dẫn nhanh thao tác khó: Nhắc HS khâu vòng 2-3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp, giữ phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
- GV yêu cầu: nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
*Đánh giá kết quả học tập của HS:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV treo lên bảng tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường cắt vải thẳng. Đường gấp mép vải thẳng, phẳng.
+ Khâu phần thân túi và luồn dây đúng kĩ thuật
+ Mũi khâu tương đối đều. Đường khâu không bị dúm, không bị tuột chỉ.
+ Túi sử dụng được (đựng dụng cụ học tập như: tẩy, phấn ...)
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định
* Gọi 2 HS lên bình chọn (HS giỏi) các bạn, cả lớp theo dõi.
* GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
C. Củng cố , dặn dò: 5'
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài Thêu lướt vặn.
Cho nhóm trưởng kiểm tra các bạn.
- 1,2 HS, cả lớp theo dõi. HS có thể mở SGK để trả lời.
- HS trả lời
- HS thực hành hoàn thành sản phẩm
- 2 em lên bảng đánh giá sản phẩm của các nhóm mang lên để trên bàn trưng bày trước lớp (theo nhóm).
Tuần 9
Kĩ thuật 18 : Thêu lướt vặn (tiết 1) (t30,31)
I. MụC TIÊU :
- HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của theu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
- HS hứng thú học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên
- Tranh qui trình thêu lướt vặn.
- Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu (mũi thêu dài khoảng 2 cm)
- Mẫu thêu đột mau của bài 6
- Một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu lướt vặn.
- Chất liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải sợi bông trắng, hoặc màu (20x30cm); len, chỉ thêu, phấn vạch, thước, kéo.
Học sinh:
- Dụng cụ học thêu, SGK Kỹ thuật 4, 1 tờ giấy kẻ ôli, vải khoảng 10-15cm.
III. Các hoạt động dạy-học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 phút
3 phút
1 phút
Hđộng 1:
5 phút
Kluận 1
Hđộng 2
5 phút
2 phút
12 phút
Hđộng3
8 phút
3 phút
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (hay kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
3/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
GV hướng dẫn, HS quan sát và nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn.
- Cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi nhận xét về đặc điểm đường thêu lướt vặn
+ Em có nhận xét gì về mặt phải của đường khâu?
+ Mặt trái như thế nào?
+Bổ sung y kiến nhận xét của HS và kết luận đặc điểm đường khâu lướt vặn (như trên)
* Vậy thế nào là đường thêu lướt vặn?
- Cho 2 HS nêu
-Các bạn nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận
* Giới thiệu 1 số sản phẩm được trang trí bằng mũi thêu lướt vặn để HS biết ứng dụng của đường thêu lướt vặn (thêu hình hoa, lá, thêu tên vào khăn tay, khăn mặt, áo gối, trên cổ áo, ngực áo)
GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật
(GV treo tranh qui trình thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát tranh)
+ Để khâu được mũi lướt vặn ta phải thực hiện những bước nào?
a/ Vạch dấu đường thêu:
- Cho HS quan sát H2 SGK để trả lời câu hỏi SGK và so sánh giữa cách đánh số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn với đường vạch dấu khâu thường đã học ( khâu đột).
- Gọi 1 HS lên bảng vạch dấu đường thêu lướt vặn và ghi số thứ tự vào giấy (20x30cm) GV đã dán ở bảng lớp.
* GV nhận xét và lưu y lại cách ghi số thứ tự
b/Khâu các mũi theo đường vạch dấu:
* Hướng dẫn HS quan sát H3,a,b,c SGK
- Gọi HS nêu cách bắt đầu thêu (H3a)
- Thêu mũi thứ nhất (H3b)
- Thêu mũi thứ 2 (H3c)
- Thêu các mũi lướt vặn tiếp theo như thế nào?
* GV nhận xét, kết luận và thao tác (2 lần) cho cả lớp quan sát ( vào vải 20x30cm)
Lần 1: Hướng dẫn chậm, kết hợp giải thích
Lần 2: Làm nhanh hơn
- Gọi 1,2 HS lên bảng thực hiện thao tác thêu các mũi tiếp theo.
- Khi khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì để mũi khâu không bị tuột chỉ?
* GV nhận xét và hướng dẫn thêm để HS hiểu rõ cách thêu. Gợi y cho HS tự rút ra cách thêu lướt vặn và so sánh sự giống, khác nhau giữa cách thêu lướt vặn và cách thêu đột mau (bài6)
* GV nhận xét và kết luận:
+ Giống: được thực hiện từng mũi thêu một
+ Khác: Thêu lướt vặn được thực hiện theo chiều từ trái sang phải, còn đột mau lại từ phải sang trái.
* Gọi HS đọc ghi nhớ
Học sinh tập khâu trên giấy kẻ ôli
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và hướng dẫn HS khâu trên giấy kẻ ôli
- GV quan sát, giúp đỡ 1 số em
- GV lấy một số sản phẩm (đúng và chưa đúng kiểm tra) và cho HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi
4/Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần, thái độ học, việc chuẩn bị, kết quả học, lưu ý một số nội dung HS còn lúng túng.
Dặn dò: Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ thực hành
-Nhóm trưởng cùng kiểm tra với GV.
- HS lắng nghe và nêu tên bài
- Cho HS quan sát mặt phải, mặt trái đường thêu kết hợp quan sát H1a,b (SGK) và trả lời theo yêu cầu.
+ 1HS: Các mũi thêu gối đầu lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng.
+HS nhận xét câu trả lời của bạn
+Các mũi thêu nối tiêp lên nhau giống đường khâu đột mau.
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
- Thêu lướt vặn là cách thêu tạo thành các mũi chỉ gối liên tiếp nhau trông giống đường vặn thừng (2 HS).
+ Hs lắng nghe, quan sát tranh, kết hợp quan sát hình2,3,4 (SGK) để nêu qui trình thêu lướt vặn.
- 1 HS trả lời
+ Ngược chiều nhau, các số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn được ghi bắt đầu từ trái sang phải.
- 1HS lên bảng, cả lớp theo dõi.
- HS dưới lớp vạch dấu vào giấy kẻ ôli
- Thêu từ trái sang phải, lên kim tại điểm 1,rút kim, kéo chỉ lên cho nút(gút) chỉ sát vào mặt sau của vải ...
- (xem SGK)
- HS lắng nghe và quan sát GV thao tác.
- 1HS trả lời (SGK/32)
HS khâu
- Hs tham gia nhận xét sản phẩm của bạn
Tuần 9
Đạo đức 9 : Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
I. MụC TIÊU :
1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quí giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.
-Cách tiết kiệm thời giờ.
2/ Thái độ:
- Biết quí trọng và sử dụng thời gian khoa học, hợp lí.
3/ Hành vi:
- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm, vừa chơi.
- Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiêt kiệm thời giờ
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ minh hoạ (HĐ 1 tiết 1)
- Mỗi HS có 2 hoa màu xanh, đỏ; giấy, bút cho các nhóm (HĐ2).
- Bảng phụ ghi các câu hỏi (HĐ2 tiết 1)
- Bảng phụ (HĐ3, tiết 1)
III. Các hoạt động dạy-học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđộng1:
10 phút
Hđộng2:
10 phút
Hđộng3
13-15phút
5 phút
Tìm hiểu truyện kể:
- Gv kể chuyện hoặc tổ chức cho HS đọc phân vai minh hoạ cho câu chuyện.
* Hỏi 3 câu SGK :
+ Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
* Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a?
* Sau chuyện đó Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
* Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a?
Giáo viên kết luận: Cần phải biết quí trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút
Thảo luận nhóm :
* Tổ chức nhóm:
+ Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời :
1. Em hãy cho biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a/ HS đến phòng thi muộn
b/ Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
c/ Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
2. Theo em, nếu biết tiết kiệm thời giờ thì những sự việc đáng tiếc trên có thể xảy ra không?
3. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
(giúp ta có thể làm nhiều việc có ích)
*GV kết luận: Ba tình huống ở câu 1 lại, sau đó nói thêm: Thời giờ rất quí. Có thời gian có thể làm được nhiều việc có ích. Vậy các em có biết câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quí giá của thời giờ?
Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ. Bày tỏ thái độ (Bài 3/SGK)
* GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp
+ Treo bảng phụ có ghi các ý kiến để HS theo dõi.
* GV lần lượt đọc các ý và HS cho biết thái độ a,b,c (sai), d(đúng)
Y kiến
tán thành
phân vân
K. tán thành
x
x
x
x
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, hiệu quả.
+ yêu cầu HS giải thích những ý kiến không tán thành và phân vân.
Hỏi lại: Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
GV kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, là sắp xếp công việc hợp lí, làm việc có hiệu quả
* Gọi 1,2 HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động nối tiếp
* Dặn dò:
1/Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ (bài4)
2/ Lập thời gianbiểu của bản thân (bài 6/sgk)
3/ Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (bài 5GSK)
Tiết sau học tiết 2
(treo tranh minh họa)
- HS lắng nghe, theo dõi tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi.
(... thường chậm trễ hơn mọi người)
(Mi-chi-a thua trong cuộc thi trượt tuyết)
(... 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng)
( Phải biết quí trọng và tiết kiệm thời giờ)
Bài 2 SGK/16
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
(mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống)
1/ Một HS trình bày cac ý a,b,c
a/ HS sẽ không được vào phòng thi ...
b) Sẽ ở lại
c) Tử vong hoặc bệnh nặng hơn
2/ HS trả lời và bổ sung.
Cả HS suy nghĩ trả lời.
- HS lắng nghe.
“Thời giờ là vàng ngọc”
- HS dùng bông hoa xanh, đỏ và đọc, theo dõi các ý kiến GV đưa trên bảng
+Đỏ: tán thành
+ Xanh: Không tán thành
+ Phân vân: không đưa thẻ
- ý d
File đính kèm:
- Tuan 9.doc