I. Mục đích, yêu cầu:
1.Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ để tạo nên câu, tiếng có thể tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc khong có nghĩa, từ bao giờ cũng có nghĩa .
2. Phân biệt từ đơn và từ phức
3. Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu từ.
4. Giáo dục HS có thói quen dùng đúng từ đơn và từ phức khi nói viết.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung vbài tập 1 phần luyện tập
- 4 tờ giấy khổ to trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần nhận xét và luyện tập
Câu 1 : Hãy chia các từ thành 2 cột
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 3 - Môn Luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ( T5 )
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC ( Tr 27)
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ để tạo nên câu, tiếng có thể tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc khong có nghĩa, từ bao giờ cũng có nghĩa .
2. Phân biệt từ đơn và từ phức
3. Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu từ.
4. Giáo dục HS có thói quen dùng đúng từ đơn và từ phức khi nói viết.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung vbài tập 1 phần luyện tập
- 4 tờ giấy khổ to trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần nhận xét và luyện tập
Câu 1 : Hãy chia các từ thành 2 cột
Từ chỉ gồm 1 tiếng ( từ đơn )
Từ chỉ gồm nhiều tiếng ( từ phức )
Câu 2 :
Tiếng dùng để làm gì ?
Từ dùng để làm gì ?
Câu 3 : Phân cách các từ trong 2 câu thơ sau :
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng đa tình, đa mang
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 em nhắc lại ghi nhớ bài học dấu hai chấm.
- 1 em làm bài tập BT 1 ý a
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài mới:
Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? Và để phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó
2. Phần nhận xét
- Gọi 1 em đọc các nội dung, các yêu cầu trong phần nhận xét
- GV phát phiếu học tập đã ghi sẵn câu hỏi cho từng cặp nhóm đôi trao đổi làm bài tập 1, 2
- GV chốt lại các ý theo nhận xét 1
* Từ chỉ gồm một tiếng ( từ đơn )
* Từ chỉ gồm nhiều tiếng ( từ đơn )
- Nhận xét hai
-Theo em tiếng dùng để làm gì ?
- Từ do bao nhiêu tiếng tạo nên
- GV gọi HS nhắc lại
- Từ dùng để làm gì ?
- GV gọi HS nhắc lại
=> GV kết luận : Từ có 1 tiếng ( từ đơn ) từ gồm nhiều nhiều tiếng ( từ phức ). từ nào cũng có nghĩa và dùng để đặt câu.
- GV cho HS đọc ghi nhớ
3. Luyện tập
- Bài tập 1, HS đọc yêu cầu của bài
Từng cặp 2 em trao đổi làm bài tập theo mẫu GV phát
GV chốt lại giải đáp
- GV cho HS nhắc lại kết quả
- Bài tâp 2 : 2 em đọc yêu cầu bài tập 2
- GV : từ điển là sách tập hợp tiềng việt và giải nghĩa của từng từ.
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi và ghi lại kết quả.
- GV chốt ý : ví dụ
Từ đơn : buồn, đẫm, hũ, mía
Từ phức : đậm đặc, hung dữ, huân chương, băn khoăn.
- Bài tập 3 : 1 em đọc yêu cầu bài tập 3
Và câu văn mẫu
- GVhướng dẫn HS đặt câu theo các từ đơn và từ phức đã tìm ở bài tập 2
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- GV tuyên dương những em học tốt
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
* Bài sau : Mở rộng vốn từ.
Nhân hậu- Đoàn kết
- HS trả lời
- HS làm bài. Nhận xét
- 1 HS đọc lớp theo dõi
- HS trao đổi, thư ký ghi nhanh kết quả trao đổi
- Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là
- HS nhắc lại nhiều em
- HS nhắc lại nhiều em
- Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến
- Dùng để cấu tạo từ
- Có thể dùng 1 tiếng để tạo nên 1 từ. Đó là từ đơn
- Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ . Đó là từ phức
- 5-7 em nhắc lại
- Từ dùng để
+ Biểu thị sự vật, hoạt động đặc điểm
+ Cấu tạo câu
- 5-7 em nhắc lại
- 2 em đọc thành tiếng
- Lớp đọc thầm
- HS làm bài và trình bày kết quả.
Rất/ công bằng/ rất/ thông minh/ vừa/ đôh lương/ lại/ đa tình/ đa mang
Từ đơn : rất/ vừa/ lại
Từ phức : công bằng/ thông minh/ độ lượng/ đa tình/ đa mang.
- 3 em đọc lại kết quả
- 1 em đọc to . Lớp đọc thầm
- HS thảo luận và ghi lại kết quả vào phiếu
- 1 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm
- HS đặt câu nối tiếp nhau.
- 1 em dặt 1 câu
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ( T6 )
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT ( Tr 33)
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Mở rộng vốn từ theo chủ điểm : Nhân hậu - Đoàn kết .
2.Rèn luyện đế sử dụng tốt vốn từ ngữ trên
3. Giáo dục các em luôn có tinh thần đoàn kết thương yêu bạn bè
II. Đồ dùng dạy học :
- Từ điển tiếng việt hoặc 1 vài trang phú tô từ điển phục vụ bài học
- Bảng phụ viết sẵn bảng từ của BT1, nôi sung BT 3
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng
1. Tiếng dùng để làm gì ? Nêu ví dụ
2. Từ dùng để làm gì ? Nêu ví dụ
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài mới:
Qua các bài học thơn 2 tuần qua, các em đã biết nhiều từ ngưc nói về lòng nhan hậu, thương người, sự đoàn kết. Bài học hôm nay tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm này
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài ( cả mẫu )
- GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển bắt đầu từ tiếng hiền
- GV giao việc tìm tiếng hiền, ác theo hoạt động nhóm đôi.
- GV và trọng tài tính điểm thi đua nhóm tìm được nhiều từ thắng
- GV chốt ý và ghi lại một số từ lên bảng và giải nghĩa một số từ
+ Dịu hiền, hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hoà, hiền lanh, hiền thảo, hiền từ.
+ Ác nghiệt, ác độc, ác ôn, ác hại, các khẩu, ác liệt, ác cảm, ác mộng, tội ác
* Bài tập 2 : GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- GV giao việc phát phiếu cho HS hoạt động nhóm đôi.
- GV và trọng tài chốt lại lời giải
+ Nhân hậu : nhân ái, hiền hậu phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ.
Trái nghĩa với nhân hậu là tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo
+ Đoàn kết : Cưu mang, che chở, đùm bọc
Trái nghĩa với đoàn kết là bất hoà, lục đục, chia rẻ
* Bài tập 3 : GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2
- GV gợi ý : chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa phù hợp pghĩa của các từ khoá trong câu
- GV giao việc cho nhóm đôi.
- GV chốt ý và ghi tiếp vào bảng
a) Hiền nhhư bụt ( đất)
b) Lành như đất ( bụt)
c) Dữ như cọp
d) Thương nhau như chị em gái
* Bài tập 4 : GV gọi HS đọc bài tập
* Hoạt động cả lớp
- GV chốt ý và lời giải
a) Câu : Môi hở răng lạnh
- Nghĩa đen : Môi và răng là 2 bộ phận trong miệng người. Môi che chở bao bọc bên ngoài răng. Môi hở thì răng lạnh
- Nghĩa bóng : Những người ruột thịt xóm giềng của nhau phải che cở, đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo
b) Câu : Máu chảy ruột mềm
- Nghĩa đen ; Máu chảy thì đau tận ruột, gan
- Nghĩa bóng : Người thân gặp nạn mọi người khác đều đau đớn.
c) Câu : Nhường cơm sẻ áo
- Nghĩa đen : Nhường cơm áo cho nhau
- Nghĩa bóng : giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn hoạn nạn
d) Câu : lá lành đùm lá rách
- Nghĩa đen : lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở.
- Nghĩa bóng : Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Người giàu giúp đỡ người nghèo.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc các thành ngữ ở bài tập 3,4. Viết vào vở tình hống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ
* Bài sau : Từ ghép, từ láy
- HS trả lời
- HSXđọc bài
- HS tìm từ, HS mở từ điển tìm chữ h vần iền
- HS mở từ điển trang bắt đầu chữa cái a và tìm vần ac và ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS đọc lại nhiều em
- 2 HS đọc bài tập 2 thành tiếng . Cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm hoạt động ghi xếp các từ thích hợp vào nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả ghi vào bảngnhóm nào ghi nhanh, đúng thì thắng
- 2 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm bài tập 3.
- HS hoạt động nhóm đôi ghi kết quả vào phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- HS nhắc lại nhiều em
- HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đó.
- 2 HS đọc thành tiếng bài tập 4.
- Lớp đọc thầm
- HS suy nghĩ và trả lời nêu tình huống 4 thành ngữ và giải theo nghĩa đen, nghĩa bóng.
- HS nhắc lại nhiều em
File đính kèm:
- LTVC.doc