I. MỤC TIÊU
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa
- Trả lời được các câu hỏi SGK
* GDKN sống: Tự nhận thức về bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ
2 HS nối tiếp nhau đọc chuyện Người ăn xin. Nêu nội dung chính của bài .
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài.
29 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét: Trong hai số tự nhiên số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn
GV viết: 29 869 30 005
Tương tự như trên, HS so sánh và rút ra nhận xét: Nếu hai số có cùng chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau
Nhận xét :Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn hay bằng số kia.
GV viết dãy số tự nhiên 0;1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9...yêu cầu HS so sánh số 6 và số liền trước nó, số 8 và số liền sau nó
Nhận xét: Trong dãy số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9...số đứng trước bé hơn số đứng sau .
GV vẽ tia số HS quan sát
| | | | | | | | | | | | | | |
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Yêu cầu HS so sánh 5 và 1, 14 và 7,
Nhận xét: Số ở gần gốc 0 hơn là só bé hơn, số ở xa gốc 0 hơn là số lớn hơn
Hoạt động 2. Nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
GV viết các số tự nhiên: 7698; 7968; 7896; 7869 yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn; từ lớn đến bé và nêu cách sắp xếp
Nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên
Hoạt động 3. Thực hành
Bài 1. GV viết từng bài, HS nêu miệng kết quả
1234 > 999. 35784 < 35790 8754 < 87540
92501 > 92410 39680 = 39000 + 680 17600 = 17000 + 600
Bài 2. HS làm bài vào vở a, c. HS K, G làm thêm b. 3 HS lên bảng chữa bài
a) 8136; 8316; 8361
b) 5724; 5740; 5742
c) 63 841; 64 813; 64 83
Bài 3. HS làm vào vở bài a, HS K, G làm thêm câu b, 2HS lên bảng. Chữa bài
a)1984 ;1978 ;1952 ;1942
b)1969 ;1954 ;1945 ;1890
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học, dặn dò
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Viết và so sánh được các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng :x < 5 ; 2 < x < 5 (với x và số tự nhiên )
- HS làm được các bài tập 1, 3, 4. HS K, G làm hết các bài tập
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đế lớn:
a) 7683; 7836; 7863; 7638
b) 9281; 2981; 2819; 2891
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1. Một HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở , chữa bài
a) 0; 10; 100
b) 9; 99; 999
Bài 2. 1HS đọc yêu cầu bài , yêu cầu HS K, G nêu miệng được:
a) Có mười số có một chữ số là :0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
b) Có 90 số có hai chữ số là :10,11,12,13,14,15,.......,95,96,97,98,99
Bài 3. Một HS đọc yêu cầu đề ,HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài:
a) 859067 < 859167
b) 492037 > 482037
c) 609608 < 609609
Yêu cầu HS nhắc lại cach so sánh
Bài 4. HS đọc yêu cầu
a)x < 5 .GV cho HS nêu những số tự nhiên bé hơn 5
x < 5 vậy x là 0,1,2,3,4
b)2 < x < 5 Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là 3 và 4 ,vậy x là 3; 4
Bài 5. Cho HS K, G nêu các số tròn chục lớn hơn 68 và các số tròn chục bé hơn 92
Vậy x là: 70; 80; 90
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học, dặn dò .
TOÁN
YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến ,tạ ,tấn, mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki- lô -gam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ tấn và kg
- Biết thực hiện các phép tính với số đo khối lượng : tạ, tấn.
- HS làm được các bài tập: 1; 2; 3 (Chọn 2 trong 4 phép tính)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ
Tìm các số tự nhiên, biết:
x < 6 12 < x < 17
2HS lên bảng. GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến ,tạ ,tấn .
a) Giới thiệu đơn vị yến .
- Hãy nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học ? ( kg,g )
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị đo yến
GV viết lên bảng : 1yến =10 kg
10 kg =1yến
HS nêu lại
- Mua hai yến gạo tức là mua mấy kg gạo ?
- Có 10kg khoai tức là có mấy yến khoai ?
b) Giới thiệu đơn vị tạ, tấn ( như trên )
1tạ =10 yến 10 yến = 1tạ
1tạ =100kg 100 kg = 1tạ
1tấn =10 tạ 10 tạ = 1tấn
1tấn =1000 kg 1000 kg = 1tấn
GV nêu ví dụ: con voi nặng 2 tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 6 yến
HĐ2:Thực hành
Bài 1:HS đọc đề, nắm yêu cầu, làm bài. Chữa bài Yêu cầu HS nêu đầy đủ: Con bò cân nặng 2 tạ, con gà cân nặng 2kg, con voi cân nặng 2tấn
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu.
HD : - 1 yến bằng mấy kg ? (10 kg )
- Vậy 5 yến bằng mấy kg ? (10 kg x 5 = 50 kg )
Cả lớp làm bài tập vào vở.Sau đó GV chấm chữa bài
Bài 3:HS làm bài vào vở rồi chữa bài. Lưu ý HS viết đơn vị vào kết quả
VD: 18yến + 26 yến = 44 yến
Bài 4 :HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
HS K, G giải vào vở, 1em làm bảng nhóm. GV chấm, chữa bài
GV lưu ý HS đổi 3tấn =30 tạ
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại nội dung bài học,dặn HS chuẩn bị tiết sau.
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết tên gọi kí hiệu ,độ lớn của dag,hg ,quan hệ của dag ,hg và g với nhau .
- Biết tên gọi kí hiệu, thứ tự , mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ giấy kẻ sẵn các dòng ,các cột như sgk chưa viết chữ số
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ
- Nêu mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kg ?
3 tạ 45 kg = kg 2 tấn 8 kg = kg
2HS lên bảng. GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
HĐ1. Giới thiệu đề-ca-gam , héc-tô -gam
a. Đề-ca- gam : HS nêu yến ,tạ ,tấn ,kg ,g đã được học ,cho HS nêu lại :1kg =1000g
Để đo khối lượng các vật nặng tới hàng chục ,hàng trăm g người ta còn dùng đề-ca -gam
Đề- ca-gam viết tắt là dag - GV viết lên:1dag =10 g ; 10 g = 1 dag
GV đọc - HS đọc lại .
b. Hec-tô-gam (tương tự như trên)
HĐ 2.Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng
GV treo bảng phụ,cho HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị GV ghi
Lớn hơn kg
Ki-lô-gam
kg
Bé hơn kg
tấn
tạ
yến
hg
dag
g
1tấn
= 10 tạ
= 1000kg
1tạ
= 10yến
= 100kg
1 yến
= 10kg
1kg
= 10 hg
= 1000g
1hg
=10 dag
= 100g
1 dag
= 10 g
1 g
- Cho HS đọc lại bảng
HĐ 3. Thực hành
Bài 1. GV ghi bảng HS nêu miệng
Bài 2. HS làm vào vở. Lưu ý HS ghi đơn vị sau kết quả
Bài 3. HS làm bài vào vở. Chữa bài
Bài 4. HS đọc đề
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Muốn biết 4 gói bánh nặng bao nhiêu ta làm phép tính gì ?
- Muốn biết 2 gói kẹo nặng bao nhiêu ta làm phép tính gì ?
- Muốn biết có tất cả bao hiêu kg bánh và kẹo ta làm phép tính gì ?
HS giải vào vở,1HS làm ỏ bảng. Chữabài
3. Nhận xét dặn dò
HS nhắc lại nội dung bài học, dặn chuẩn bị tiết sau.
TOÁN
GIÂY ,THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU
- Biết đơn vị đo thời gian giây ,thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút ,thế kỉ và năm
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào
- HS làm được bài tập 1; 2a, b. HS K, G làm hết các bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đồng hồ thật có ba kim chỉ giờ ,phút ,giây
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Bài cũ
- Nêu mối quan hệ giữa hg và dag ?
5 tạ 24 kg 4 tạ 56 kg 2tấn 200kg 2300kg
2 HS lên bảng, GV nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
HĐ1. Giới thiệu giây
GV cho HS quan sát sự dịch chuyển của kim giờ ,kim phút và nêu :
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1giờ
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút
1 giờ = 60 phút
GV cho HS quan sát sự dịch chuyển của kim giây trên đồng hồ và nêu:
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút,tức là 60 giây
1phút = 60 giây
60 phút = mấy giờ? ; 60 giây = mấy phút ?
HĐ2. Giới thiệu về thế kỉ:
Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ . 1 thế kỉ =100 năm ;
- 100 năm bằng mấy thế kỉ ? GV ghi: 100 năm = 1 thế kỉ
GV: Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (Thế kỉ I )
Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ hai ( thứ II )
..
- Năm 1975 là thế kỉ thứ mấy ?
- Năm 1990 thuộc thế kỉ thứ mấy ?
- Năm nay thuộc thế kỉ thứ mấy?
HĐ3. Thực hành
Bài 1. HS làm vở, chữa bài
GV HD: 1 phút 8 giây = giây
1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây =68 giây
Bài 2.GV nêu từng bài HS nêu kết quả
Bác Hồ sinh năm 1890 , Bác Hố sinh vào thế kỉ XI X
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911,năm đó thuộc thế kỉ thứ XX
Cách mạng tháng tám thành công năm 1945 ,năm đó thuộc thế kỉ thứ XX
Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248 ,năm đó thuộc thế kỉ III
Bài 3. Yêu cầu HS K, G nêu miệng kết quả
3. Củng cố ,dặn dò
GV hệ thống bài học ,nhận xét giờ học .
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 7
Thứ ngày tháng năm 2011
Tự học
an toàn giao thông: đi xe đạp an toàn
I. Mục tiêu
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới được đi xe ra đường
- Biết những quy định của LGTĐB đối với người đi xe đạp trên đường
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe
- Có ý thức khi đi xe cỡ nhỏ của trẻ em , chỉ đi xe khi cần thiết, thực hiện các quy định đảm bảo ATGT
II. hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
HĐ1. Lựa chọn xe đạp an toàn
- ở lớp ta ai đã biết đi xe đạp ?
- Ai đã tự đi xe đạp đến trường ?
Yêu cầu HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm đôi:
- Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe đạp như thế nào ?
HS trình bày
Kết luận: Trẻ em phải đi xe nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe phải còn tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh và đèn
HĐ2. Những quy định đảm bảo an toàn khi đi đường
HS quan sát trả lời:
- Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
Kết luận: Đi bên phải, sát lề
Đi đúng hướng, làn đường dành cho xe thô sơ
Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường
Đi đêm phải có đèn
Nên đội mũ
HĐ3. Trò chơi giao thông
GV treo sơ đồ, HS nêu các tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên trái
+ Khi phải đi qua vòng xuyến
+ Khi đi từ trong ngõ ra
3. Củng cố, dặn dò
- Khi đi xe đạp trên đường cần chú ý điều gì ?
GV nhận xét tiết học
File đính kèm:
- Giao an 4 Tuan 4.doc