Giáo án khối 4 - Tuần 21 - Môn Đạo đức: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 21)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.

2. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.

- Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng. Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

3. Hành vi:

- Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

- Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Mẫu phiếu cho hoạt động hướng dẫn ở nhà.

- Nội dung trò chơi “Ô chữ kì diệu”: ô chữ, nội dung lời gợi ý.

- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 21 - Môn Đạo đức: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 21), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (TIẾT 21) I. Mục tiêu: Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. - Đồng tình, khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng. Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng. Hành vi: - Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng. - Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu phiếu cho hoạt động hướng dẫn ở nhà. - Nội dung trò chơi “Ô chữ kì diệu”: ô chữ, nội dung lời gợi ý. - Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Xử lý tình huống. - Gv nêu tình huống như trong SGK. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Y/c thảo luận, đóng vai xử lý tình huống. - Nhận xét các câu trả lời của Hs. - Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - Y/c thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi sau: 1. Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa. 2. Gần đến tết, mọi người dân trong xóm của Lan cùng nhau quét sạch và quét vôi xóm ngõ. 3. Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên lên cây. 4. Các cô chú thợ điện đang sửa lại cột điện bị hỏng. 5. Trên đường đi học về, các bạn HS lớp 4E phát hiện một anh thanh niên đang tháo ốc ở đường ray xe lửa. Các bạn báo ngay cho các chú công an để ngăn chặn hành vi đó . - Nhận xét các câu trả lời của Hs. - Hỏi: Vậy để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì? - Nhận xét, tổng hợp các câu trả lời của Hs. - Kết luận: Mọi công dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. *Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 1. Kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết. 2. Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó. - Nhận xét câu trả lời của Hs - Kết luận: Công trình công cộng là những công trình được xây dựng mang tính văn hoá, phục vụ chung cho tất cả mọi người . *Hướng dẫn hoạt động ở nhà: - Gv y/c mỗi Hs về nhà tìm hiểu, ghi chép tình trạng hiện tại của các công trình công cộng của địa phương mình. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả. Câu trả lời đúng: Nếu là bạn Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. vì nhà văn hoá xã là nơi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của mỗi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mỹ chung. - Hs dưới lớp nhận xét, bổ sung. - 1 Hs nhắc lại. - Tiến hành thảo luận. - Đại diện các lớp trình bày kết quả. 1.Nam,Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình công cộng chung của mọi người, cần được giữ gìn, bảo vệ. 2.Việc làm đó của mọi người là đúng. Bởi vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn. 3.Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó vừa ảnh hưởng đến môi trường(nhiều người khắc tên lên cây sẽ khiến cây bị chết), vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung. 4.Việc làm này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện cho mọi người.Các cô chú thợ điện sửa chữa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người. 5.Việc làm của các bạn HS lớp 4E là đúng.Các bạn có ý thức bảo vệ của công, ngăn chặn được các hành vi xấu, phá hoại của công kịp thời. - Không leo trèo lên các tượng đá, công trình công cộng. -Tham gia vào dọn dẹp, giữ sạch công trình chung. - Có ý thức bảo vệ của công. - Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung - Hs lắng nghe. - 1 Hs nhắc lại. - Tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. Chẳng hạn: 1.Tên công trình công cộng em biết là: Bảo tàng Thành phố, Tượng đài 2/9, Công viên 29/3. 2. Để giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng đó cần: Không xả rác bừa bãi, không viết vẽ bậy lên tường của bảo tàng, cây cối, công viên, không khạc nhổ bừa bãi - Hs dưới lớp nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe. - 1, 2 Hs nhắc lại ý chính.

File đính kèm:

  • docGiu gin cac cong trinh cong cong(Tiet 21).doc