I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu ( HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI, của lớp 4( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phut; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyệ kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
II. Đồ dùng dạy - học :
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng việt 4, tập 1 ( gồm cả văn bản thông thường).
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 18 - Môn Tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu ( HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI, của lớp 4( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phut; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyệ kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều
II. Đồ dùng dạy - học :
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng việt 4, tập 1 ( gồm cả văn bản thông thường).
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuàn 18 : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong 17 tuần học của HKI.
- Giới thiệu MĐ,YC của tiết ôn tập.
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( khoảng 1/6 số HS trong lớp) :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm trong hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1,2 phút.
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
3. Bài tập 2 : ( Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm " Có chí thì nên" và "Tiếng sáo diều".)
- HS điền cho hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trính Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
"Vua tàu thủy"
Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại
Lê - ô - nác - đô la Vin - xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi - ôn- cốp - xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi - ô - cốp - xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1
( 1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nỗi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú đất Nung
( phần 1 -2 )
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước sút bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn
"Ba cá Bống"
A - lếch - xây
Tôn - xtôi
Bu - ra - ti - nô thông minh, mưu trí đã moi đựa bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu - ra - ti - nô
Rất nhiều mặt trăng (Phần 1 -2)
Phơ - bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
4. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa có khuyết điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 2
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL ( Yêu cầu như tiết 1).
2. Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật ( trong các bài đọc) quan bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
3. Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua các bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ, hợp với tình huống đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1) .
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết ôn tập.
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( 1/6 số HS trong lớp ) : Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập 2 ( Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật)
-HS đặt yêu cầu của bài, làm bài vào vở hoặc VBT ( nếu có)
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
4. Bài tập 3 ( Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nhắc các em xem lại bài TĐ có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- GV phát phiếu làm bài cho một vài học sinh
- HS viết nhanh vào vở những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích, khuyên nhủ bạn phù hợp với từng tình huống.
- Học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả
5. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học. Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 3
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL ( Yêu cầu như tiết 1).
2. Ôn luyện về các kiểu mỏ bài và kết bài trong văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết 1)
- Bảng phụ ( hoặc giấy) viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp - SGK, tr.113), hai cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng - SGK,tr.122)
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết ôn tập.
2. Kiểm tra TĐ và HTL ( 1/6 số HS trong lớp) : Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập 2 : ( Viết 1 mở bài theo kiểu gián tiếp, 1 kết bài theo kiểu mở rộng cho đề TLV " kể chuyện ông Nguyễn Hiền".)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV Nhận xét cho điểm
Dặn HS :Về xem lạI và ôn các bài trên .
Cả lớp đọc thầm truyện Ông trạng thả diều (SGK,tr.104)
- Một HS đọcthành tiếng nội dung cần ghi nhớ bằng hai cách mở bài trên bảng phụ hoặc trong SGK ( trang 112)
- Một HS đọcthành tiếng nội dung cần ghi nhớ bằng hai cách kết bài trên bảng phụ hoặc trong SGK ( trang 122)
- HS làm việc cá nhân : mỗi em viết phần mở bài gián tiếp, phần kết bài mở rộng chochuyện về Nguyễn Hiền.
.
File đính kèm:
- tiet1,2,3.doc