Giáo án khối 4 - Tuần 17 - Môn Luyện từ và câu: Câu kể - Ai làm gì

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp học sinh

- Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?

- Tìm được bộ phận Chủ ngữ- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì? khi nói hoặc viết văn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Gv: Tranh phóng to/27 SGK+ 6 tranh nhỏ/29,30 SGK

- HS: bảng nhóm, bút lông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 17 - Môn Luyện từ và câu: Câu kể - Ai làm gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17(tiết 33) Luyện từ và câu : Câu kể - Ai làm gì ?/166 I.Mục TIêU: 1. Kiến thức : Giúp học sinh - Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? - Tìm được bộ phận Chủ ngữ- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì? khi nói hoặc viết văn II. Đồ dùng dạy học : -Gv: Tranh phóng to/27 SGK+ 6 tranh nhỏ/29,30 SGK - HS: bảng nhóm, bút lông. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ: 2/ Dạy - học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài : 2.2 Tìm hiểu bài : a/Hđộng1: Nhận xét BT1,2/166/SGK (TLnhóm 4) b/Hđộng 2 Phân tích truyện Buổi học đầu tiên (TLnhóm 4 và đóng vai) Câu Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ người hoạt động 3/ Các cụ già nhặt cỏ đốt lá 4/ Mấy chủ bé bắc bếp thổi cơm 5/ Các bà mẹ tra ngô 6/ Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ 7/ Lũ chó sủa om cả rừng Nhặt cỏ, đốt lá. Bắc bếp thổi cơm Tra ngô Ngủ khì trên lưng mẹ Sủa om cả rừng Các cụ già Mấy chú bé Các bà mẹ Các em bé Lũ chó B/ Hđộng 2: Nhận xét BT3/166 SGK (cá nhân) Câu Hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động Hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động 2/ Người lớn đánh trâu ra đồng. 3/ Các cụ già nhặt cỏ đốt lá. 4/ Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm 5/Các bà mẹ tra ngô 6/ Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. 7/ Lũ chó sủa om cả rừng Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? Mấy chú bé làm gì? Các bà mẹ làm gì? Các em bé làm gì? Lũ chó làm gì? Ai đánh trâu ra đồng? Ai nhặt cỏ, đốt lá? Ai bắc bếp thổi cơm? Ai tra ngô? Ai ngủ khì trên lưng mẹ? Con gì sủa om cả rừng? c/Hđộng3 : Ghi nhớ 2.3 Luyện tập: BT1/167 (làm miệng, cá nhân) BT2/167 (làm vở) BT3/167 (cá nhân) 3/Củng cố : Dặn dò : - GV gọi 3 học sinh lên bảng viết 3 câu kể tự chọn củ BT2/161 để sửa. - Gọi 2 học sinh dưới lớp trả lời đúng câu hỏi sau: + Thế nào là câu kể? Cho ví dụ? - GV nhận xét câu trả lời của học sinh và nhận xét phần bài tập 3 HS làm bảng, sửa chữa câu và ghi điểm. - Chấm 3 vở BT nhà - Nhận xét phần bài cũ. GV viết lên bảng câu văn: “Chúng em đang học bài” + Đây là kiểu câu gì? - GV nêu: Câu văn trên là câu kể. Nhưng trong câu kể có nhiều ý nghĩa. Vậy trong câu này có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng cô tìm hiểu bài học: Câu kể - Ai làm gì? - Gv ghi đề bài lên bảng. - GV gọi 1 học sinh đọc đoạn văn BT2/166SGK - GV viết bảng câu: Người lớn đánh trâu ra cày. + Trong câu văn trên từ chỉ hoạt động là gì? (HS trả lời, GV ghi bảng) + Từ chỉ người hoạt động là gì? (HS trả lời, GV ghi bảng) - GV chia bài tập cho các nhóm thảo luận N1a,1b: câu 3 Nhóm 2a,2b: câu 4 Nhóm 3a,3b: câu 5 Nhóm 4a: câu 6 Nhóm 4b: câu 7 - Phát bảng nhóm + bút dạ - Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm 4. - Nhóm nào thảo luận xong đính bảng nhóm lên bảng - Gv theo dõi, sửa sai, nhận xét GV nêu : Câu: Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ ngữ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ - Gọi 1 HS đọc nôi dung yêu cầu BT3/SGK + Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động của câu “Người lớn đánh trâu ra đồng” là gì? (HS trả lời, GV ghi bảng) + Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào? (HS trả lời, GV ghi bảng) - GV gọi mỗi lần 3 HS để làm câu 3,4,5,6,7 của đoạn văn. (1HS đọc câu văn, 1HS nêu câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, 1 HS nêu câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động) - GV nhận xét và kết luận câu đúng,sai - GV gắn bảng phụ lên bảng để giải các câu văn khi học sinh làm. - GV nêu: Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? – thường có 2 bộ phận – Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? gọi là vị ngữ. - Câu kể Ai làm gì? thường gồm những bộ phận nào? - Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ/166SGK - Gọi học sinh đọc câu kể theo kiểu Ai làm gì? - Gọi 1 HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 1/167 SGK - Gọi học sinh nêu những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. - GV gắn bảng phụ lên bảng đã viết đoạn văn - GV theo dõi, nhận xét, sửa sai cho học sinh. Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau. Câu 3: Chị tôi đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu. - Gọi1 HS đọc nội dung yêu cầu - GV hướng dẫn HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ. Chữ ngữ viết tắt ở dưới là CN. Vị ngữ viết tắt ở dưới là VN. Ranh giới giữa CN và VN có 1 dấu gạch chéo (/) - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi HS chữa bài - GV theo dõi, nhận xét - Câu1: Cha tôi/làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. - Câu 2: Mẹ/ đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau. - Câu 3: Chị tôi/ đan nón lá cọ, đan cả mành cỏ và làn cọ xuất khẩu. - Gọi 1 HS đọc nội dung yêu cầu. - GV hướng dẫn học sinh làm ở vở nháp. Gợi ý: Hằng ngày, em thường thức dậy mấy giờ? Kể những việc làm sau khi thức dậy theo thứ tự như: Tập thể dục đánh răng, rửa mặt ăn sáng thay quần áo đến trường . - GV theo dõi, giúp học sinh chậm yếu. - Gọi3-5 học sinh đọc nối tiếp nhau đọc các bài làm của mình. Nêu rõ các câu văn nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. - GV theo dõi, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu và tuyên dương các học sinh viết tốt. Gọi 1 học sinh: + Câu kể Ai làm gì? có những bộ phận nào? Cho ví dụ? - GV giáo dục liên hệ: Các em đã biết thế nào là câu kể Ai làm gì? Ta cần vận dụng tốt trong khi nói (giao tiếp) và khi viết văn. - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập 3/167 vào vở - Viết bài tập 2/172 vào vở Bài sau: Xem kỹ và tìm hiểu các bài tập của bài “Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?”/171 - Nhận xét tiết học -3 HS lên bảng thực hiện. - 2 HS thực hiện - Câu kể là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc hoặc nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Vd: Em đi học. - Lớp lắng nghe và nhận xét BT2/161 SGK của bạn. - Học sinh theo dõi. - Câu kể - HS lắng nghe. - HS đọc đoạn văn - đánh trâu ra cày - người lớn - HS trình bày ở bảng nhóm a/ Câu văn: b/ Chỉ hoạt động ... c/ Chỉ người hoặc vật hoạt động .... - Nhóm trưởng nhận - Các nhóm tiến hành thảo luận ghi ra bảng - Đại diện nhóm trình bày nội dung yêu cầu của nhóm. Lớp lắng nghe- nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe - 1 HS đọc to thành tiếng - Là câu: Người lớn làm gì? - ta hỏi: Ai đánh trâu ra đồng? - Mỗi lần 3 học sinh thực hiện cho mỗi câu văn. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Học sinh lắng nghe - HS trả lời theo ý hiểu. - 2 HS đọc to thành tiếng, lớp đọc thầm. - 3,4 HS tự do đặt câu Vd: Cô giáo đang giảng bài luyện từ và câu - 1 HS đọc to thành tiếng, lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì? - HS dưới lớp làm miệng - 1 HS đọc thành tiếng. - HS lắng nghe. - 3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài tập ở bảng - Lớp chữa bài tập ở vở. - Cả lớp tự làm vở nháp - 3-5 học sinh thực hiện. - Lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai của bạn. - Câu kể Ai làm gì? có 2 bộ phận + Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi Ai (con gì? cái gì?) + Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: làm gì? - Học sinh lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện khi về nhà

File đính kèm:

  • docLTVC171.doc