I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp học sinh
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
- Tìm được bộ phận Chủ ngữ- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì? khi nói hoặc viết văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Gv: Tranh phóng to/27 SGK+ 6 tranh nhỏ/29,30 SGK
- HS: bảng nhóm, bút lông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 17 - Môn Luyện từ và câu: Câu kể - Ai làm gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Luyện từ và câu : Câu kể - Ai làm gì ?/166
I.Mục TIêU:
1. Kiến thức : Giúp học sinh
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
- Tìm được bộ phận Chủ ngữ- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo câu kể Ai làm gì? khi nói hoặc viết văn
II. Đồ dùng dạy học :
-Gv: Tranh phóng to/27 SGK+ 6 tranh nhỏ/29,30 SGK
- HS: bảng nhóm, bút lông
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
Yêu lao động (T2)
2/ Dạy - học bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
2.2 Tìm hiểu bài :
a/Hđộng1:
Giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ em. (cá nhân)
b/Hđộng 2
Phân tích truyện Buổi học đầu tiên (TLnhóm 4 và đóng vai)
2.3 Luyện tập thực hành :
c/ Hoạt động 3 :
Kể tên nghề nghiệp (trò chơi)
Trò chơi : Tôi làm nghề gì ?
d/Hđộng4 : Bày tỏ ý kiến (TLnhóm4)
3. Củng cố
Hướng dẫn thực hành:
Dặn dò :
- GV nêu câu hỏi và gọi 2 học sinh trả lời: Đọc phần ghi nhớ và cho biết vì sao chúng ta yêu lao động?
- Đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi: Em đã biết yêu lao động chưa? Nêu một vài biểu hiện của em đã biết yêu lao động?
- Nhận xét phần bài cũ và ghi điểm
GV nêu:
Chúng ta có cơm ăn, áo mặc, có sách vở để học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động. Vậy em phải làm gì đối với người lao động? Đúng vậy, chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn người lao động qua những biểu hiện như thế nào. Các em cùng với cô tìm hiểu bài học “Kính trọng, biết ơn người lao động”
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- GV yêu cầu mỗi học sinh tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét, giới thiệu: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm các công việc ở lĩnh vực khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên dưới đây”
- GV kể một đoạn của câu chuyện: “Buổi học đầu tiên” (từ đầu ... rơm rớm nước mắt)
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4.
* Nhóm 1,2,3,4 thảo luận câu hỏi 1/28 SGK
+ Vì sao 1 số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
Nhóm 5,6,7,8 thảo luận câu hỏi 1/28 SGK
+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? (các nhóm có thể đóng vai để xử lý tình huống)
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm.
- Gv kể tiếp phần còn lại của câu chuyện
- Gv treo tranh lên bảng.
- Gv kết luận: Tất cả người lao động, kể cả người lao động bình thường nhất cũng cần được tôn trọng.
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu BT1/29
- Gv nêu cách chơi:
+ Lớp chia thành 4 dãy, trong 2 phút, mỗi dãy phải kể được những nghề nghiệp của người lao động lên bảng (không được trùng lặp), bằng cách 1 em lên bảng viết 1 nghề và chuyền phấn tiếp em thứ 2,3,4 ...
+ Dãy nào giới thiệu được nhiều nghề và trình bày đẹp thì thắng.
- Gv theo dõi, nhận xét, tuyên dương các dãy chơi tốt.
- GV nêu cách chơi:
+ Chia lớp thành 2 dãy. Mỗimột lượt chơi 1 học sinh đại diện cho dãy của mình lên trước lớp diễn tả bằng hành động minh hoạ 1 người đang làm việc. Dãy còn lại phải căn cứ vào đó, nói xem bạn diễn tả nghề nghiệp hay công việc gì?
+ Trong một thời gian, dãy nào đoán được nhiều nghề nghiệp, nhóm đó sẽ thắng
- Gv theo dõi
GV kết luận: Trong xã hội, chúng ta bắt gặp những hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau.
- Bài tập 2/29 SGK
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Chia lớp thảo luận nhóm 4. Yêu cầu: Các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi sau:
+ Những người lao động trong tranh làm nghề gì?
+ Công việc đó có lợi ích cho xã hội như thế nào?
- GV phát bảng nhóm + bút
- Các nhóm lên bảng trình bày: GV treo tranh lên bảng để minh hoạ
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương các nhóm phát biểu đúng, hay
GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao em phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Tìm hiểu bài tập 3/30 SGK.
- Các nhóm đóng vai, chọn 1trong 3 nội dung của bài tập 4/30.
- Sưu tầm các ca dao, tục ngữ, bài thơ; bài hát; tranh, ảnh, vẽ, truyện nói về người lao động/BT 5,6/30
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
-1 HS trả lời: vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- HS tự trả lời
- Học sinh theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Phải kính trọng và biết ơn
- HS nhắc lại nối tiếp
- Lần lượt từng học sinh đứng lên giới thiệu: Bố bạn là ...., mẹ bạn là ...
- Cả lớp lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính của truyện.
- Vì các bạn đó nghĩ rằng: bố mẹ Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy đang làm.
- Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười khi nghe Hà kể về bố mẹ, vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đứng lên, nói điều đó trước lớp để 1 số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi Hà.
- Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung
- Học sinh quan sát và giới thiệu các nhân vật trong tranh.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- Tiến hành chia 4 dãy
- Học sinh lắng nghe
- HS bắt đầu chơi.
Vd: Giáo viên, nông dân...
- HS cả lớp nhận xét, loại bỏ những ngành nghề không phải là công việc của người lao động (vd: buôn bán ma tuý, người ăn xin ...)
- Lớp chia thành 2 dãy
- Tiến hành chơi lần lượt theo các lượt chơi
Vd: Dãy 1: 1Học sinh lên diễn tả 1 người tay cầm sách, tay kia giả vờ cầm phấn viết lên bảng
Dãy 2: đoán được đó là nghề dạy học.
- HS cả lớp nhận xét nội dung chơi và hình thức thể hiện của cả đại diện 2 dãy.
- Học sinh lắng nghe
- 1 học sinh đọc to
- Tiến hành thảo luận:
N1a à tranh 1
N1b à tranh 2
N2a à tranh 3
N2b à tranh 4
N3a,3b à tranh 5
N 4a,4b à tranh 6
- Nhóm trưởng nhận bút, bảng cùng các bạn trong lớp thảo luận ghi ra bảng.
+ Tranh 1: Đó là bác sĩ, nhờ có bác sĩ chữa được nhiều bệnh tật mới có những con người khoẻ mạnh để làm việc
+ Tranh 2: Đó là thợ xây.Nhờ có thợ xây, xã hội, thành phố mới có những nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệp để sản xuất, công viên để vui chơi; giải trí ...
+ Tranh 3: Đó là thợ điện. Nhờ có chú mà mới có điện để thắp sáng thành phố, để sản xuất các mặt hàng khác như thực phẩm ...
+ Tranh 4: Đó là ngư dân. Nhờ có bác mà chúng ta mới có sản phẩm, thực phẩm từ biển như cá, tôm, mực ...
+ Tranh 5: Đó là kiến trúc sư. Nhờ có chú, thành phố mới được kiến trúc đẹp đẽ
+ Tranh 6: Đó là bác nông dân. Nhờ có các bác, chúng ta mới có lúa gạo, cơm ăn hàng ngày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày bảng các nội dung tranh.
- 2 học sinh trả lời
+ Vì nhờ có họ, chúng ta mới có cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà theo nhóm.
File đính kèm:
- LTVC17.doc