I. Mục tiêu
- HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài “Cánh diều tuổi thơ”.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui; hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài
- Hiểu nghĩa từ ngữ phần chú giải.
- ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
* HS trả lời đúng câu hỏi sau bài học.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ như SGK.
- Câu văn dài luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây trồng, vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ?
+ Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
2. Bài mới:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
1- Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- Hoạt động 1: làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 3.
+ Em hãy kể tên 1 số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
+ Khi nào 1 làng trở thành làng nghề?
- GV giải thích nghệ nhân ( SGK )
+ ở làng em có nghề thủ công gì?
- Cho HS quan sát các hình vẽ về sản xuất gốm ở Bát Trràng.
- GV giới thiệu nghề thủ công này.
2- Chợ phiên
* Hoạt động 2: làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận câu hỏi sau: hãy kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?
+ Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào
- HS trao đổi trong nhóm sau đó cử đại diện trình bày.
- Các nhóm khác và GV nhận xét.
- GV : Ngoài các hoạt động sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
1. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- đan lát.
- gốm ở Bát Tràng.
- dệt lụa ở Vạn Phúc- HàTây.
- làm đồ gỗ ở Bắc Ninh.
2. Chợ phiên
- Chợ họp theo từng phiên.
- Nhiều người.
- Mua bán tấp nập.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ: Dặn HS về ôn bài. Chuẩn bị bài: Thủ đô Hà Nội.
Ngày soạn: Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
Ngày dạy:Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2009
Toán
Đ 75 Chia cho số có hai chữ số ( tiếp)
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- HS làm đúng B1
* HS khá, giỏi: Làm đúng các bài tập
II. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: a, GTB: Ghi đầu bài
b, Các hoạt động dạy học
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
a.Trường hợp chia hết:
- GV ghi phép tính: 10105 : 43 = ?
? nêu cách thực hiện phép chia.
- HS nêu GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng lượt chia:
? ở lượt chia thứ nhất chúng ta có thể lấy mấy chữ số, vì sao?
- HS nêu GV yêu cầu HS thực hiện chia , GV ghi nhanh lên bảng.
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng : 101 : 43 = ?có thể ước lượng 10 :4 = 2 (dư 2) 150 : 43 = ? có thể ước lượng 15 :4 = 3 (dư 3) 215 :43 =? Có thể ước lượng
20 :4 = 5
b. Trường hợp chia có dư.
-GV ghi ví dụ: 26 345: 35 = ?
- GV hướng dẫn thực hiện như VD1.
- GV hướng dẫn HS ước lượng tìm thương cho rễ.
c. Thực hành.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài1
- Cho HS đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS lên bảng.
- HS đọc kq bài làm
? Nêu cách thực hiện phép tính.
- HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 2: - 2 HS đọc bài toán.
- Xác định yêu cầu đề.
? Để giải được bài toán chúng ta cần phải làm gì trước.
- Yêu cầu HS đổi 1 giờ 15 phút và 38 km 400 m.
- Cho HS tự làm bài 1 HS lên bảng.
- Lớp cùng giáo viên nhận xét.
1. Ví dụ: 10105 : 43 =?
10105 43
15 0 235
215
000
10105 : 43 = 235
2. Ví dụ 2: 26 345: 35 = ?
26345 35
245 75
0184
175
009
2. Luyện tập.
* Bài 1: HS tự làm.
23576 : 56 = 421.
31628 : 48 = 654( dư 26).
18510 : 15 = 1234.
* Bài 2:
Bài giải.
1 giờ 15 phút = 75 phút.
38 km 400m = 38 400m
Trung bình mỗi phút người đó đi được là.
38 400: 75 = 512(m).
Đáp số: 512m
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Khoa học
Đ 30 Làm thế nào để biết có không khí ?
I. Mục tiêu
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV hoặc HS chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, 1 miếng bọt biển hay 1 viên gạch.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
2. Bài mới:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
* Hoạt động 1: không khí có ở xung quanh ta.
- Hoạt động cả lớp: GV cho từ 3- 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang của lớp. Khi chạy mở rộng miệng túi sau đó dùng dây chun buộc chặt lại.
- Yêu cầu HS quan sát các túi ni lông đã buộc và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về những túi này?
+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng lên?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh chúng ta có gì?
- GV kết luận hoạt động 1
* Hoạt động 2: Không khí có ở quanh hiện vật.
- Hoạt động nhóm ( 5-7 phút )
- GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm làm chung 1 thí nghiệm như SGK.
- 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát ghi kết quả.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung bổ sung- GV ghi nhanh kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
+ 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
- GV treo hình minh hoạ 5 T 63- SGK và giải thích lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.- HS nhắc lại.
- Định nghĩa về khí quyển:
* Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm.
- Tổ chức HS thi theo tổ, theo định hướng sau:
+ Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có ở trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
- Các nhóm thảo luận và trình bày theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày.
- GV tuyên dương và cho điểm những nhóm có khả năng tìm tòi.
1. Không khí có ở xung quanh ta.
- Không khí có ở xung quanh
mọi vật.
- Không khí có ở mọi chỗ rỗng bên trong của vật.
2. Khí quyển.
- Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
* KL: SGK.
3. Củng cố dặn dò:
- Dặn HS học thuộc mục bạn cần biết.
- Mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay hình dạng khác nhau.
Tập làm văn
Đ 30 Quan sát đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu
- HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lý, bằng nhiều cách,( mắt nhìn, tai nghe..) phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để mô tả 1 đồ chơi quen thuộc (mục III)
II. Đồ dùng dạy- học
- 1 số đồ chơi: Gấu bông, thỏ bông, ô tô, búp bê, tàu thuỷ, bộ xếp hình...
- Bảng phụ viết sẵn 1 dàn ý tả 1 đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: 1 HS đọc dàn ý tả chiếc áo. 1 HS đọc bài văn tả chiếc áo.
2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC.
b, Các hoạt động.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
* Bài 1: 3 HS tiếp nối nhau đọc YC của bài và gợi ý a, b, c, d.
- 1 HS giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình mang đến lớp.
- HS đọc thầm lại YC của bài và gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở BT.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả quan sát của mình. Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí (trình tự quan sát hợp lý, giác quan sử dụng khi quan sát...)
Bài 2: GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
+ Phải quan sát theo 1 trình tự hợp lý - từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: Mắt, tay, tai.....
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
- GV: Quan sát gấu bông- đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân, tay....phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra những đặc điểm độc đáo của nó.
c. Phần ghi nhớ: 2, 3 HS đọc ghi nhớ.
d. Phần luyện tập: GV nêu YC của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập. GV nhận xét bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất
I. Nhận xét
Quan sát:
- Từ bao quát đến bộ phận.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Tìm ra những điểm riêng.
II. Phần ghi nhớ: SGK.
III. Phần luyện tập
Ví dụ về 1 dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu gấu bông: Đồ chơi em thích nhất.
* Thân bài: Hình dáng: Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn.
- Bộ lông mầu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác với những con gấu khác.
- 2 Mắt đen láy, trông như mắt thật rất nghịch và thông minh. Mũi: Màu nâu, nhỏ, trong như 1 chiếc cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm cho nó thật bảnh
- Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: Có 1 bông hoa giấy màu trắng làm cho nó càng đáng yêu.
*Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như 1 cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
3. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. YC- HS về hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi
Thể dục
Đ 30 Ôn bài thể dục phát triển chung
Trò chơi" lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kỹ thuật.
- Trò chơi" lò cò tiếp sức". Yêu cầu chơi đúng luật, nhiệt tình, sôi nổi.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: trên sân trường
- Phương tiện: 1 còi, phấn để kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Các hoạt động của thầy và trò
đội hình
1. Phần mở đầu: 6- 10 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của bài.
- Cho HS dậm chân tại chỗ và hát: 1- 2 phút.
- khởi động xoay các khớp: 1- 2 phút.
- Kiểm tra bài cũ: 1 tổ lên thực hiện 8 động tác bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
a. Bài thể dục phát triển chung: 14- 15 phút
- Ôn bài thể dục phát triển chung
+ GV chia tổ cho HS tập luyện.
+ HS luỵện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Các lần tiếp theo các thành viên trong tổ lần lượt thay phiên nhau lên điều khiển.
+ GV quan sát, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Thi trình diễn bài thể dục phát triển chung: 5- 6 phút.
+ Từng tổ lên trình diễn bài thể dục.
+ Các HS khác cùng GV nhận xét bình chọn tổ tập tốt nhất.
- Cho HS tập bài thể dục phát triển chung 1 lần.
b. Trò chơi" lò cò tiệp sức"
- Tập hợp HS theo đội hình chơi theo 2 đội.
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho 1 nhóm chơi thử, sau đó tổ chức cho HS chơi chính thức.
- GV điều khiển cho HS chơi, tổng kết cuộc chơi.
3. Phần kết thúc: 4- 6 phút
- Đứng tại chỗ hát vỗ tay: 1 phút
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học: 1- 2 phút.
- Dặn HS về ôn bài thể dục phát triên chung.
x x x x x x
x x x x x x
x
x x x x x x
x
x x x x x x
x x x x x x
x
Phần kí duyệt của ban giám hiệu
....
File đính kèm:
- GA 4 cu 15.doc