Giáo án khối 4 - Tuần 1 - Môn Lịch sr, Địa lý

I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết

 - Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta.

 - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.

 - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý

 - Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của ông cha.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam

 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc

III/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 1 - Môn Lịch sr, Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Lịch sử và địa lý ( Tiết 1) PHẦN MỞ ĐẦU BÀI 1 : MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết - Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý - Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của ông cha. II/ Đồ dùng dạy - học : - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Bài cũ - Kiểm tra sách vở của HS B. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Đất nước ta có vị trí địa lý, hình dáng ra sao ? Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống. Bài học hôm nay : Môn Lịch sử và Địa lý sẽ cho ta biết điều đó. * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 1. GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng. - Gọi 1 HS đọc từ đầu .trên biển. GV hỏi : phần đất liền nước ta có hình gì ? Phía Bắc giáp nước nào ? Phía Tây giáp nước nào ? Phái Đông và Phía Nam ra sao ? - GV cho HS treo bản đồ địa lí tự nhiên và kết hợp giảng . 2. Gọi HS lên trình bày và xác định vị trí đất nước VN trên bản đồ. - GV treo bản đồ hành chính VN: Cho HS quan sát bản đồ và hỏi : em đang sống nơi nào trên đất nước ta ? *Hoạt động 2 Làm việc theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm 1tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng -Y/ C HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó - GV nhận xét từng nhóm - 1 HS đọc từ đầu .Trên biển - Cả lớp đọc thầm - HS trả lời - Hình chữ S phía Bắc giáp Trung Quốc , phía Tây giáp Lào , phía Đông và phía Nam là vùng biển rộng lớn -HS lên bảng trình bày lại và xác định vị trí đất nước ta trên bản đồ. - HS quan sát tranh. - Xác định Thành phố nơi em đanh sinh sống ( TP Đà Nẵng ). - các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung. - HS phát biểu ý kiến - HS lắng nghe và thực hiện - HS đọc - HS trả lời câu 1 ,2 trang 4/ SGK - Gv kết luận : Mỗi dân tộc sồng trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử VN. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 1/-GV đặt vấn đề : Để có tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay , ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước . Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó? 2) GV kết luận *Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS cách học môn LS và ĐL ( sgk) - Gọi 1-2 HS đọc phần kết luận sgk + Củng cố - dặn dò Hs sinh trả lời được câu 1,2 trang 4/sgk Bài sau : Bài 2 : Làm quen với bản đồ. Lịch sử và địa lý ( Tiết 2) LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết - Định nghĩa đơn giản về bản đồ -Một số yếu tố của bản đồ , tên, phương hướng, tỉ lệ , kí hiệu bản đồ - Bồi dưỡng cho HS thái độ ham học hỏi, tìm hiểu về bản đồ. II/ Đồ dùng dạy - học : - Một số loại bản đồ : Thế giới , châu lục , Việt Nam , que chỉ bản đồ III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Bài cũ - Môn lịch sử lớp 4 giup em hiểu biết gì? - Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em ở ? - Làm thế nào để học tốt môn lịch sử và địa lý? B. Dạy bài mới : 1/ Bản đồ *Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp + Mục tiêu : Giúp HS làm quen và có khái niệm về bản đồ *Bước 1 : - Giáo viên treo các loại bản đồ lên bảng Theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( Thế giới, Châu lục, Việt Nam ) - Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ - Yêu cầu HS nêu phạm vi, lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ. - GV giúp HS trả lời hoàn thiện : Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ trên bề mặt trái đất ( nước Việt Nam ) Bước 2 : - GV kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân + Mục tiêu : HS chỉ được vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên H1, H2 SGK. - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi + Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào ? + Tại sao cùng vẽ về Việt nam mà bản đồ hình 3 SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường ? - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2) Một số yếu tố của bản đồ : * Hoạt động 3 : làm việc theo nhóm + Mục tiêu : Giúp HS quan sát để biết tên bản đồ, phương hướng trên bản đồ và tỉ lệ thu nhỏ trên bản đồ. Bước 1 : - GV yêu cầu các nhóm đọc SGK quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận các gợi ý sau : + Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? + Trên bản đồ người ta qui định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào ? + Tỉ lệ bản đồ cho các em biết điều gì ? + Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 SGK + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào ? Kí hiệu đó được dùng để làm gì ? - Bước 2 : - GV kết luận : Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. * Họat động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ - Bước 1 : làm việc cá nhân + Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải hình 3 và vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như : đường biên giới, quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ, khoáng sản. - Bước 2 : Làm việc theo cặp : + Hai HS thi đố cùng nhau : 1 em vẽ kí hiệu và 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì ? 3/ Củng cố, dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ. - Hỏi : bản đồ được dùng để làm gì ? - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK - GV nhận xét tiết học * Bài sau : Làm quen với bản đồ (tt) - 3 Hs trả lời. - HS quan sát - HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - HS trả lời - HS lắng nghe kết hợp quan sát - HS đọc SGK và trả lời - Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện, tính toán chính xác khoảng cách trên thực tế . Sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ rồi thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ - Vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ. soouis - HS quan sát bản đồ và thảo luận. Sau đó hoàn thiện bảng sau : Tên bản đồ Phạm vi thể hiện Thông tin chủ yếu Ví dụ : Bản đồ địa lí tự nhiên Nước Việt Nam - Vị trí - giới hạn - hình dáng - Thủ đô - Một số TP núi sông - Đại diện các nhóm trả lời trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung. - HS quan sát và vẽ vào giấy. - HS thi đố theo cặp. - HS trả lời. - 1 -2 HS đọc thành tiếng trước lớp

File đính kèm:

  • docLich su, dia ly.doc
Giáo án liên quan