I - Mục tiêu:- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến ; Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- GDKNS:- Có kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
II - Đồ dùng: Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
29 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong vở bài tập toán 4 tập 1( trang 3)
Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II - Chuẩn bị : GV- Nội dung bài HS- Vở BTT4.
III- Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Lớp hát.
2: Kiểm tra bài cũ: Sách vở
3. Bài mới: a: Giới thiệu bài.
b/ Giảng bài: Củng cố kiến thức.
* Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
- GV viết số: 83521 - HS đọc.
+ Nêu rõ chữ số ở các hàng?
- Tương tự với số: 83001, 80201, 80001.
+ Nêu mối liên hệ giữa hai hàng liền kề?
1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục.
- HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
bThực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS nhận xét tìm ra quy luật viết các số trong hai dãy số này.
- HS chữa bài - GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc đầu bài.
- HS tự phân tích mẫu và làm bài.
- Chữa bài - nhận xét
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- HS tự phân tích mẫu và làm bài.
- Chữa bài - nhận xét.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 4: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài - chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 1:
a/ 7000; 8000; 9000; 10.000; 11.000; 12.000; 13.000.
Bài 2:
Bài 3:
a/ 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
b/ 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
Bài 4:
Chu vi hình H là:
18+ 18+12+9 = 57 (cm)
Đáp số: 57cm.
4 Củng cố: Nhận xét giờ
5: Dặn dò:chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Tiết 1:Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP)
I - Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II- Chuẩn bị: GV -Nội dung bài HS- vở bài tập toán 4 tập 1.
III- Các hoạt động dạy học:1: ổn định: Lớp hát.
2. Bài cũ: HS chữa bài 4. Nhận xét.
3. Bài mới:a/ Giới thiệu bài:
b/ Giảng bài: Hướng dẫn HS làm bài tập
* GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản dưới hình thức chơi trò chơi: “Tính nhẩm truyền”.
- GV đọc bất kỳ một phép tính nào VD: 7000 – 3000 và chỉ HS nêu kết quả.
* Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
- 2 HS làm bài vào vở.
- HS nêu- GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm - lớp làm vở.
- HS nhận xét- GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài + chữa bài.
- HS nêu lại cách so sánh.
Bài 4: HS tự làm + đọc bài làm
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 1:
65231 + 26385 = 91706
82100 - 3001 = 79099
Bài 2:
Bài 3:
X+527= 1892
X = 1892- 527
X = 1365
Bài 4:
Số bạn mỗi hàng có là:
64: 4 = 16( bạn)
Số bạn sáu hàng có là:
16 x 6 = 96( bạn)
Đáp số: 96 bạn.
4. Củng cố: Nhận xét giờ
5:Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu: Củng cố cho HS :
-Tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay bằng chữ số.
- Làm quen với các công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
- Làm tốt các bài tập trong vở bài tập toán 4( trang 7)
II- Chuẩn bị: GV- Nội dung bài HS- vở bài tập toán 4 tập 1.
III - Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Lớp hát.
2. Bài cũ: Tính giá trị biểu thức 123 + b với b = 145, b = 561, b= 30
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: GV cho HS đọc và nêu cách làm phần a.
+ Với a = 4 thì 10 x a = bao nhiêu?
+ Với a = 7 thì 10 x a = bao nhiêu?
Tương tự HS làm các phần còn lại.
- HS chữa - GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- Chữa bài và thống nhất kết quả.
Bài 3: HS đọc nội dung bài.
- HS tự kẻ bảng làm bài.
- Chữa bài - nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 4: HS nêu lại công thức tính chu vi hình vuông.
- HS tính chu vi hình vuông với mỗi số đo khác nhau.
- GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố: Nhận xét giờ
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
a
10 x a
4
10 x 4 = 40
7
10 x 7 = 70
9
9 x 10 = 90
Bài 2:
Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56
Bài 3:
c
Biểu thức
Giá trị của biểu thức
5
8 x c
40
7
7 + 3 x c
28
6
(92 - c) + 81
165
0
66 + c + 32
98
Bài 4:
Chu vi hình vuông với a = 9 cm là:
9 x 4 = 36 (cm)
Đáp số: 36 cm.
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP)
I - Mục tiêu: Củng cố cho HS :
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với (cho)số có 1 chữ số
- Làm tốt các bài tập trong vở bài tập toán 4 tập 1( trang 4)
II - Đồ dùng : GV- Nội dung bài HS – vở bài tập toán 4 tập1.
III - Các hoạt động dạy học: 1:Ổn định tổ chức: Lớp hát.
2. Bài cũ: - 1 HS lên chữa bài tập 5
- Nhận xét và chữa bài
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: GV đọc cho HS tính nhẩm.
- Nêu kết quả và thống nhất cả lớp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS tính sau đó chữa .
- Cả lớp thống nhất cách tính và kết quả.
Bài 3: HS tự nhẩm và điền dấu.
- HS chữa bài - GV nhận xét sửa sai.
Bài 4: HS tự làm bài.
- Chữa bài. Sau mỗi phần HS nêu lại cách tìm.
Bài 5: HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài + chữa.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 1:
Bài 2:
40075
7
50
5745
17
35
0
Bài 3: 25346< 25643
75862>27865
Bài 4: x + 875 = 9936
x = 9936 - 875
x = 9061
Bài 5:
Số tiền mua cá phải trả là:
18000 x 2= 36000( đồng)
Đáp số: 36000 đồng.
4.Củng cố: Nhận xét giờ
5: Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng việt
Luyện đọc bài: MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I - Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc giọng đọc phù hợp tính cách( Nhà Trò, Dế Mèn)
- Hiểu nội dung( ND) bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực kẻ yếu
- Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; biết nhận xét về một nhân vật trong bài.( trả lời được các câu hỏi( CH) trong SGK)
- GDKNS: -Biết thể hiện sự cảm thông chia sẻ giúp đỡ những người gặp khó khăn.
II - Đồ dùng: GV: Nội dung bài HS- SGK.
III - Các hoạt động dạy học 1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
*/ Hướng dẫn HS luyện đọclại bài và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc: 1 HS đọc bài - GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 3 lượt.
- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi, hiểu từ ngữ mới:
+ Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức quá đáng khó coi.
+ Thui thủi: cô đơn 1 mình lặng lẽ không có ai bầu bạn.
- HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng sôi nổi, hào hứng.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1: + Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- HS đọc đoạn 2: + Những chi tiết cho thấy Nhà trò rất yếu ớt?
- HS đọc đoạn 3: + Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ như thế nào? (Mẹ Nhà Trò vay... kiếm không đủ ăn, không trả được nợ.... đe bắt ăn thịt chị).
- HS đọc đoạn còn lại.
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- HS đọc thầm toàn bài và nêu một số hình ảnh nhân hoá mà em thích.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn - tìm giọng đọc phù hợp.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.
- HS đọc - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
* Luyện đọc:
nức nở
thui thủi
* Tìm hiểu bài:
- Ý 1: Hình dáng Nhà Trò.
- Ý 2: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn.
* Nội dung:
4. Củng cố:Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ:
HỌC HÁT VÀ MÚA BÀI:CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
I – Mục tiêu:
Giúp HS:
Thuộc lời ca và múa theo lời ca của bài hát.
Giáo dục HSý thức học hát
II- Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài.
HS: Vở đã chép lời bài hát.
III – Các hoạt động dạy học:
1 ổn định tổ chức: Lớp hát.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài:
b/ Nội dung:
*Dạy hát cho HS
- GV hát mẫu.
- Dạy hát nối tiếp các câu hát với nhau.
GV sửa sai cho HS.
*Cho HS hát theo dãy, hát theo bàn.
- GV quan sát nhắc nhở HS hát.
- Nhận xét tuyên dương những em hát tốt.
- Dạy cho HS múa theo lời ca.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về nhà thực hành hát, múa cho tốt.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ:
HỌC HÁT VÀ MÚA BÀI:CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ
I – Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố cho HS:
Thuộc lời ca và múa theo lời ca của bài hát.
Giáo dục HSý thức học hát
II- Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài.
HS: Vở đã chép lời bài hát.
III – Các hoạt động dạy học:
1 ổn định tổ chức: Lớp hát.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài:
b/ Nội dung:
*Dạy hát cho HS
- GV hát mẫu.
- Dạy hát nối tiếp các câu hát với nhau.
GV sửa sai cho HS.
*Cho HS hát theo dãy, hát theo bàn.
- GV quan sát nhắc nhở HS hát.
- Nhận xét tuyên dương những em hát tốt.
- Dạy cho HS múa theo lời ca.
- Cho từng nhóm HS lên biểu diễn.
- Nhận xét tuyên dương những em múa đẹp.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về nhà thực hành hát, múa cho tốt.
Tiết 5: Sinh hoạt :
HỌP LỚP
I – Mục tiêu:
Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua.
Phổ biến các hoạt động tuần tới.
II – Chuẩn bị: GV và HS chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III- Các hoạt động:
1.Nhận xét các hoạt động tuần 1
* Ưu điểm: Nhìn chung lớp đã có nhiều cố gắng. Mọi hoạt động đã dần đi vào nề nếp.
Cụ thể: - Nề nếp đã dần ổn định.
Truy bài đã có cố gắng xong cần phát huy.
Đồng phục cần thực hiện nghiêm túc hơn.
Đạo đức: ngoan, lễ phép.
*Nhược điểm:
- Một số HS còn lười học, về nhà chưa chịu học bài và làm bài.
- Một số HS còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.
2. Triển khai các hoạt động tuần 2
- Duy trì và phát huy mặt tốt đã đạt được
- Khắc phục và hạn chế các mặt yếu còn tồn tại.
- Ôn lại kiến thức và học kiến thức mới.
- Duy trì tốt nề nếp hiện có.
- Thi đua học tập tốt.
Ngày 7 tháng 9 năm 2012
Tiết3: Tự học
MÔN: TIẾNG VIỆT
I - Mục tiêu:
Giúp HS:
Tự hoàn thành các bài tập còn lại của môn Tiếng Việt ở buổi sáng.
Giáo dục HS ý thức ý thức tự giác trong học tập.
II- Chuẩn bị:
HS- vở BTTV; vở thực hành LTVC; vở luyện tập tiếng việt.
III – Các hoạt động dạy học:
1.ổn định : Lớp hát.
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
b/ Nội dung
GV cho HS lấy vở BTTV, vở thực hành LTVC.
Yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập còn lại trong vở.
GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
GV nhắc nhở giúp đỡ khi HS làm bài.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại.
.
File đính kèm:
- giao an cuc hay.doc