I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được ý nghĩa của lao động, yêu lao động.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
- Tích cực tham gai lao động ở nhà trường, gia đình, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
II, Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa SGK.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
48 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần trong từng phép tính .
+ HS nêu cách tìm thừa số chưa biết và số chia chưa biết .
+ 2 HS làm bài trên bảng lớp ,HS khác làm vào vở ,nhận xét .
Bài 4: Có 90 hộp bút đựng số bút như nhau,Từ mỗi hộp đó người ta lấy ra 2 bút thì số bút còn lại ở trong 90 hộp đúng bằng số bút có trong 75 hộp nguyên ban đầu .Hỏi mỗi hộp nguyên ban đầu có bao nhiêu bút ? (Dành cho HS khá giỏi)
* HD HS:
+ Cần tìm số bút đã lấy ra .
+ Tổng số bút lấy ra đó ứng với bao nhiêu hộp nguyên ?
+ Tính mỗi hộp nguyên ban đầu thế nào ?
Bài 5: Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222,số dư là số dư lớn nhất có thể được trong phép chia này .Tìm số bị chia .
* HD HS TB – yếu :
- Y/C HS tìm số dư lớn nhất khi biết số chia là 9.
- Gọi số bị chia là x,HD HS lập phép chia để tính .
- HS làm bài vào vở ,rồi chữa bài .
Bài 6: Tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia có thương là 123 và số dư là 44. (Dành cho HS khá giỏi)
*** HS khá - giỏi làm tất cả các BT; HS TB – yếu làm các bài: 1,2 , 3, 5.
3:Củng cố- Dặn dò.
- Chốt lại nội dung bài và nhận xét giờ học.
- VN: Ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt
Tuần17(t )
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Luyện kĩ năng nắm bắt và sử dụng được các từ ngữ thuộc chủ đề : Đồ chơi – trò chơi;giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Luyện tập về văn miêu tả đồ vật .
II/ Các hoạt động trên lớp:
1/ktbc :
- Đọc ghi nhớ về văn miêu tả .
2/Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
1: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – trò chơi .
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi .
Bài1: Kể tên các đồ chơi – trò chơi mà em biết:
....
Bài2: Phân loại các đồ chơi – trò chơi thành 2 loại: Thường có ở thành thị hoặc nông thôn .
Thành thị
Nông thôn
M: trò chơi điện tử,.
..
M: thả diều,.
.
3.Tìm câu hỏi trong đoạn đối thoại dưới đây:
Minh gắt lên :
- Quần ta đâu rồi ?
Quần lên tiếng :
- Tôi đây ! Tôi đây !Tôi ở trong xó tủ .
- áo ta đâu ?
- Tôi ở đây ! Trên đình màn này . Tối qua anh vứt tôi lên đây cơ mà - chiếc áo nhăn nhúm kêu lên như vậy .
.
.
4. Thái độ của người hỏi thể hiện qua câu hỏi như thế nào ? Từ ngữ nào trong câu thể hiện thái độ ấy ?
.
.
2: Tập làm văn : Luyện tập miêu tả đồ vật
- Đọc bài : Cái xe đạp của chú Tư (T150 – 151 SGK) và trả lời câu hỏi :
1.Tìm các phần mở bài ,thân bài và kết bài trong đọn văn trên..
.
..
2.ở phần thân bài chiếc xe được tả theo trình tự ntn ?
....
....
3.Tìm lời kể xen lẫn lời miêu tả trong bài văn .
.
.
* GV bao quát,HD HS làm bài ,chữa bài.
3.Củng cố – dặn dò ;
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Luyện toán.
Tuần17
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn luyện về : Chia cho số có 2 chữ số, làm các bài tập có liên quan .
- Rèn cho HS kĩ năng suy nghĩ và tính toán khi làm toán
- Rèn kĩ năng trình bày bài trong vở.
II Các hoạt động trên lớp
1. KTBC:
+ Y/C HS nêu quy tắc : Chia một số cho một tích, Chia một tích cho một số . Lấy VD.
2. Dạy bài ôn luyện
* GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
Bài 1: Tính bằng cách hợp lí:
a) ( 75 x 224 x 10 ) : 25
b) ( 196 x 144 x 270 x 12 )
HD HS TB – yếu:
- Y/C HS nêu cách tính (HS TB tính theo cách thông thường )
- HS làm bài ,GV bao quát để giúp đỡ HS yếu.
Bài2: Tìm X
X x 25 + X x 35 = 99 x 360
X x 34 + X = 14 x 25 x 36
HD cho HS TB – yếu:
- Y/C HS nêu cách làm
- HD HS TB – yếu cách thực hiện từng bài .
- Các đối tượng khác nhau lên chữa bài ,HS khác nhận xét .
Bài3: Đặt tính rồi tính :
9108 : 36 24 440 : 94 2950 : 35
22 176 : 84 27 676 : 68 4846 : 88
* Luyện cho HS cách ước lượng khi chia .
Bài 4: Một người mua 30 m vải hết 750 000 đồng .Có 5m vải bị ố không bán được .Hỏi người ấy phải bán chỗ vải còn lại với giá bao nhiêu đồng để được hoà vốn ?
HD HS TB – yếu:
- Y/C HS đọc kĩ đề bài toán .
- Đề bài toán cho biết gì ? Y/C tìm gì ?
- HS khá nêu cách giải ; 1HS lên bảng giải ,HS khác nhận xét .
(Giải: Số m vải không bị ố: 30 – 5 = 25m
Để hoà vốn phải bán số m vải với giá: 750 000 : 25 = 30 000 đồng)
Bài5: Mỗi ngày ,3 con trâu,4 con nghé và 5 con bò ăn hết 44kg rơm khô .Mỗi con nghé ăn khoẻ gấp đôi con bò .Mỗi con trâu ăn bằng một con bò và một con nghé .Hỏi mỗi ngày mỗi con ăn hết bao nhiêu kg rơm khô ?
Bài6: Tìm số TBC của tất cả các số tự nhiên từ 1 đến 99các số hạng đó . (Dành cho HS khá - giỏi )
*** HS khá giỏi làm cả 6 bài , HS TB – Yếu làm 4 bài đầu .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Luyện Toán:
Tuần 17
I, Mục tiêu:
- Củng cố cách nhân , chia số có 2 , 3 chữ số
- áp dụng phép nhân , chia để giải các bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Luyện tập (27’)
+ Ra đề bài, YC HS tự làm bài vào vở
+ Tự làm bài vào vở.
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
a) 8840 : 34 ; 1148 : 56 ; 15960 : 68
b ) 9750 : 75 19630 : 65 ; 11315 : 78
Bài 2: Tính giá trị biểu thức :
31980 : 156 + 3995 : 47
(14515 + 8125 : 125 ) : 324
Bài 3: Tính bằng hai cách :
24 x( 3+5)
12 x 3 + 12 x 5
Bài 4: Khối lớp 4 có 162 học sinh xếp thành hàng , mỗi hàng có 9 HS . Khối lớp năm có 144 học sinh xép thành các hàng mỗi hàng cũng có 9 học sinh . Hỏi cả hai khối lớp đó xếp thành tất cả baonhiêu hàng ?
Gợi ý: Có thể làm bằng 2 cách : Vận dụng 1 tổng chia cho một số:
C1: (162+ 144) : 9
Bài5 : Mỗi ki – lô gam gạo tẻ giá 4200 đồng ,mỗi ki – lô gam gạo nếp giá 7500 đồng. Hỏi nếu mua 3 kg gạo tẻ và 3 kg gạo nếp thì hết tất cả bao nhiêu tiền ?
Gợi ý: Có thể làm bằng 2 cách
Vận dụng một tổng nhân với một số để làm phép tính trong bài giải
C1: (4200 + 7500) x 3
HĐ2: Chấm – chữa bài (8’)
- Mỗi bài gọi HS lên chữa bài và giải thích cách làm
+ Thu vở để chấm
+ Nhận xét, chữa lỗi
- HS làm bài , chữa bài
+ Sửa lỗi (nếu có)
Luyện Toán:
Luyện tập phép chia
I, Mục tiêu:
- Củng cố chia số có 2 , 3 chữ số
- áp dụng phép chia để giải các bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Luyện tập (27’)
+ Ra đề bài, YC HS tự làm bài vào vở
+ Tự làm bài vào vở.
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
a) 5698 : 37 ; 39858 : 182 305860 : 75
b) 14976 : 264 15749 : 67
Gợi ý: Đáp số:154; 219; .
Bài 2: Tính giá trị biểu thức :
( 450 : 90 + 5454 :54 ) x 82
2606 + 54495 : 45 x6
Gợi ý: Làm tính trong ngoặc trước, sau đó thực hiện phép nhân , chia trước, cộng , trừ sau
Bài 3: Giá một cái bút hết 1500 đồng , mỗi quyển vở giá 1200 đồng . Hỏi nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết bao nhiêu tiền ?
Gợi ý cách giải: Bài giải
Số tiền mua bút là:
1500 x 24 = 36000( đồng)
Số tiền mua vở là:
1200 x 18 = 21600( đồng)
Số tiền mua sách và mua vở là:
36000 + 21600 = 576000( đồng )
Đáp số: 576 000đồng
HĐ2: Chấm – chữa bài (8’)
Mỗi bài gọi HS lên chữa bài và giải thích cách làm
GV n/x củng cố cách làm từng bài
+ Thu vở để chấm
+ Nhận xét, chữa lỗi
- HS làm bài , chữa bài
+ Sửa lỗi (nếu có)
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 12
Chủ đề
Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Tổ chức hát, đọc thơ, nghe nói chuyện về anh bộ đội.
I, Mục tiêu:
- Giới thiệu cho HS về tiểu sử ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.Tổ chức cho HS thi tìm hiểu chú bộ đội .
+Tổ chức cho HS thi làm thơ ca hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước .
- Giới thiệu và tổ chức cho HS tham quan di tích lịch sử Lam Kinh .Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương.
- Biết bảo vệ, giữ gìn,chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương.
- Giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II, Nội dung :
HĐ1: Giới thiệu cho HS về tiểu sử ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.Tổ chức cho HS thi tìm hiểu chú bộ đội
Bước 1 : Tổ chức :
+GV giới thiệu vài nét về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam để HS nắm được.
+GV tổ chức cho HS sưu tầm về những mẫu chuyện,những bài hát,bài thơ nói về chú bộ đội .
+Nhắc nhở HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bước 2: Cách tiến hành:
+GV giới thiệu vài nét về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam để HS nắm được.
+Tổ chức cho HS lên thi kể chuyện ,hát ,đọc thơ nói về chú bộ đội theo nhóm
+Các nhóm cử đại diện lên thi .
+Lớp theo dõi ,nhận xét,bình chọn bạn kể ,hát,đọc thơ nói về chú bộ đội hay nhất .Bình chọn bạn có câu chuyện,hài hát,bài thơ nói về chú bộ đội hay nhất
+GV nhận xét,tuyên dương.
+ HS kể lại những việc làm mà em đã làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
HĐ2: Làm thơ ca hát về chú bộ đội, người có công với đất nước
Bước 1 : Tổ chức :
+GV tổ chức cho HS thi làm thơ ,ca hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước.
+Nhắc nhở HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bước 2: Cách tiến hành:
+Tổ chức cho HS lên thi thi làm thơ ,ca hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước theo nhóm .
+Lớp chia thành 4 nhóm .
+Tiến hành thảo luận nhóm Các thành viên trong nhóm cùng nhau làm thơ,lựa chọn những bài hát về chú bộ đội, những người có công với đất nước.
Đại diện các nhóm lên trình diễn trước lớp .
+Lớp theo dõi ,nhận xét,bình chọn bạn hát,đọc thơ nói về chú bộ đội những người có công với đất nước hay nhất .
+Bình chọn bạn bài thơ hay nhất ,bình chọn bạn hát hay nhất .
+GV nhận xét,tuyên dương.
+ HS kể lại những việc làm mà em đã làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
HĐ3:Giới thiệu tham quan di tích lịch sử quê hương.Chăm sóc giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ.
Bước 1 : Tổ chức :
+GV giới thiệu vài nét về di tích lịch sử Lam Kinh để HS nắm được.
+Chia lớp thành 2 nhóm .
+GV tổ chức cho HS sưu tầm về những mẫu chuyện nói về Lê Lợi ,Lê Lai những vị anh hùng của quê hương .
+Kể những việc mà các em đã làm để bảo vệ,chăm sóc nghĩa trang.
Bước 2: Cách tiến hành:
+GV tổ chức cho HS đi tham quan di tích lịch sử Lam Kinh tại địa phương để HS nắm được:
-Hiểu thêm về những người con anh hùng của quê hương.
-Cảnh đẹp của quê hương,Di tích lịch sử văn hoá của quê hương.
+HS kể lại những hoạt động mà các em đã tham gia để chăm sóc,giữ gìn nghĩa trang.
+GV nhận xét buổi tham quan ,nhắc nhở HS .
III, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- tuan 16.doc