I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được ý nghĩa của lao động, yêu lao động.
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
- Tích cực tham gai lao động ở nhà trường, gia đình, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
II, Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa SGK.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
38 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uẩn.
+ Vài HS đọc lại.
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Dựa vào bài tập đọc “Kéo co”, giới thiệu cách thức chơi kéo co của 2 làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.
- Giới thiệu được một trò chơi hoặc 1 lễ hội ở quê em.
- Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực có hình ảnh.
II, Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về 1 số trò chơi, kễ hội ở địa phương.
- Bảng phụ ghi sẵn dàn ý chung.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Gọi HS trả lời:
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý điều gì?
+ Nhận xét, cho điểm.
2. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập (30’)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài 1.
+ Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
+ YC HS thảo luận nhóm đôi thuật lại trò chơi kéo co của 2 làng.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
+ YC HS quan sát tranh minh họa.
+ Hãy nêu những trò chơi hoặc lễ hội được giới thiệu trong tranh?
+ ở địa phương chúng ta hàng năm có lễ hội gì? ở lễ hội đó có trò chơi gì thú vị?
+ Khi giới thiệu 1 trò chơi hay 1 lễ hội cần thực hiện theo những bước nào?
+ YC HS kể trong nhóm.
+ Theo dõi, giúp đỡ HS kể chuyện.
+ Giáo viên tổ chức cho HS giới thiệu trước lớp.
+ Nhận xét, sửa lỗi (nếu có).
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS nêu yêu cầu của bài 1.
+ 1 HS đọc lại bài “Kéo co” – Lớp đọc thầm.
+ Giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, và làng Tích Sơn huyện Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+ 1 số HS trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ HS quan sát tranh.
- Các trò chơi: đu bay, ném còn
- Lễ hội: đua thuyền, cồng chiêng, hội Lim (hát quan họ).
+ Có lễ hội Lam Kinh.
+ Các trò chơi: Xuân phả, kéo co, múa rồng
+ 2 HS đọc lại dàn ý chung của lời giới thiệu (chuẩn bị sẵn ở bảng phụ).
+ Lớp theo dõi.
+ Làm việc nhóm đôi kể cho nhau nghe về 1 lễ hội hay 1 trò chơi có ở địa phương.
+ 3-5 HS trình bày.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Câu kể
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Tìm được câu kể trong đoạn văn.
- Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến. Nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng giàu hình ảnh sáng tạo.
II, Đồ dùng dạy học: - Bút dạ + giấy khổ to.
- Giáo viên chuẩn bị: Đoạn văn ở bài tập 1 (phần nhận xét)
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm trabài cũ: (3’)
+ Gọi 2 HS đặt 2 câu hỏi khác nhau.
+ Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Hướng dẫn nhận xét (12’)
Bài 1: Gọi nêu yêu cầu bài 1.
+ YC HS đọc to câu được in đậm.
+ Câu này được dùng để làm gì? Cuối câu có dấu gì?
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
+ YC HS thảo luận nhóm đôi, nội dung sau:
- Những câu còn lại trong đoạn văn trên là những câu nào? Được dùng để làm gì?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Nhận xét, rút ra kết luận.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Gọi HS nêu kết quả.
+ Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Qua tìm hiểu 3 bài tập trên, em hãy cho biết câu kể dùng để làm gì?
+ Cuối câu kể có dấu gì?
Nhận xét " Ghi nhớ SGK.
3. HĐ3: Luyện tập (18’)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
+ YC HS tự làm bài vào vở.
+ Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
+ YC HS đặt vào câu kể.
+ Hướng dẫn sửa lỗi cho HS (nếu có)
+ 2 HS đặt câu
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ 1 HS nêu yêu cầu.
+ 2 HS đọc lại đoạn văn.
+ 2 HS đọc: “Nhưng kho báu ấy ở đâu?”
- Là câu để hỏi những điều mà mình chưa biết. Cuối câu có dấu hỏi.
+ 1 HS nêu yêu cầu
+ Thảo luận nhóm đôi.
+ 1 số HS nêu ý kiến – Lớp nhận xét.
+ Các câu còn lại là: “Bu-ra-ti-nô một kho báu”.
+ Các câu đó dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể lại.
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.
+ 1 HS đọc yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở.
+ 1 số HS nêu miệng – Lớp nhận xét.
C1: Kể về Ba-ra-ba
C2: Kể về Ba-ra-ba
C3: Suy nghĩ của Ba-ra-ba.
- Là câu dùng để tả, kể hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
- Có dấu chấm.
+ Vài HS nhắc lại.
+ 1 HS nêu yêu cầu.
+ HS tự làm bài vào vở.
+1 số HS nêu miệng bài làm của mình
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
C1+3: Kể sự việc
C2: Tả cánh diều
C4: Tả tiếng sáo diều
C5: Nêu ý kiến, nhận định
+ 1 HS nêu yêu cầu.
+ HS tự làm vào vở.
+ HS nối tiếp nêu câu mình vừa đặt.
+ Lớp lắng nghe, sửa lỗi cho bạn.
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 6.26.12.2006
Toán: Tiết 80 Chia cho số có ba chữ số (tiếp)
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
- áp dụng để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính
4578: ; 9785 : 205
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia (10’)
a. Phép chia 41535 195 (trường hợp chia hết)
+ Viết bảng phép chia trên.
+ YC HS đặt tính rồi tính.
+ Theo dõi HS làm bài.
+ YC vài HS nêu cách thực hiện phép tính của mình trước lớp.
+ Hướng dẫn HS thực hiện đặt tính như nội dung SGK.
+ Phép chia này là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Giáo viên chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
b. Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư)
+ Viết phép tính lên bảng.
+ YC HS thực hiện đặt tính, tính.
+ Giáo viên theo dõi HS làm bài.
+ Giáo viên có thể cho HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
+ Giáo viên hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như SGK.
3. HĐ2: Luyện tập (20’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS
+ Hướng dẫn HS chữa bài
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1
+ YC HS cả lớp nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
+ Củng cố lại kĩ thuật tính chia cho HS.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
+ Nhận xét, củng cố lại cách tìm thừa số, số chia chưa biết.
+ Bài 3 tiến hành tương tự như trên.
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ 1 HS đọc lại phép chia.
+ 1 HS lên bảng thực hiện phép chia.
+ Lớp làm vào giấy nháp.
+ HS nêu cách tính của mình.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
41535 195
0253 213
0585
000
+ HS nhắc lại cách tính.
+ Đây là phép chia hết.
+ 1 HS đọc lại phép tính.
+ 1 HS lên bảng tính
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS nêu cách thực hiện tính
80120 245
0662 327
1720
05
+ Vài HS nhắc lại cách tính.
+ Làm bài tập vào vở
+ 1 HS nêu yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở
+ 4 HS lên bảng tính
+ Lớp nhận xét
+ Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
+ 1 HS đọc yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở
+ 2 HS lên bảng chữa
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
a, X x 405 = 86265
X = 86265 : 405
X = 213
b, 89658 : x = 293
x = 89658 : 293
x = 306
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật
I, Mục tiêu:
- Viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Văn viết chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình với đồ chơi đó.
II, Đồ dùng dạy học: - Học sinh chuẩn bị dàn ý từ tiết trước.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’)
+ Gọi HS giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi ở địa phương mình.
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HĐ1: Hướng dẫn viết bài (10’)
a. Tìm hiểu đề bài:
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Gọi HS đọc gợi ý
+ Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
b. Xây dựng dàn ý:
+ Em chọn cách mở bài nào. Đọc mở bài của em.
+ Gọi 1 HS đọc phần thân bài.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc kết bài của em.
3. HĐ2: Luyện tập (20’)
+ YC HS tự làm bài vào vở.
+ Thu chấm 1 số bài và nêu nhận xét chung.
+ 2 HS đọc bài của mình.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ 2 HS đọc dàn ý – Lớp nhận xét.
+ 2 HS đọc phần mở bài: mở bài trực tiếp, và mở bài gián tiếp.
+ 1 HS khá đọc.
+ 2 HS đọc kết bài.
+ HS tự làm bài vào vở
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề
Nói " không " với các chất gây nghiện
Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh.
I, Mục tiêu :Giúp HS nắm bắt và trình bày được tác hại của các chất gây nghiện : rượu ,bia,thuốc lá,ma tuý....
-Xử lí nhanh trong các tình huống khi bị lôi kéo ,rủ rê sử dụng các chất gây nghiện .
-Tuyên truyền,vận động mọi người cùng nói "không" với các chất gây nghiện .
-Tuyên truyện vận động HS cung nhau học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II, Nội dung :
Bước 1 : Tổ chức
-GV giới thiệu các thông tin sưu tầm được về các chất gây nghiện :tranh,ảnh,sách báo .
-GV chia nhóm -Các nhóm cùng quan sát thảo luận rút ra tác hại sau đó thi phỏng vấn nhóm bạn.
VD : +Bạn có sợ khi mắc căn bệnh này không?
+ Người nghiện ma tuý có nguy cơ mắc các bệnh gì ?
+ Uống rươu ,bia có ảnh hưởng đến người xung quanh ntn ?
+ Ma tuý gây hại cho cá nhân người sử dụng như thế nào ?
+ Người nghiện ma tuý có thể gây ra những tện nạn nào cho xã hội ?
- YC các mhón phỏng vấn luân phiên nhau.
* Bước 2 : Cách tiến hành :
--GV tổ chức cho HS đóng vai theo các hình huống bị rủ rê ,lôi kéo vào thuốc lá,rượu .bia.ma tuý.
-Các nhón chọn nhân vật-phân vai.
+Nội dung :Đúng chủ đề
+Cách phẩn ứng khéo léo khi bị lôi kéo
+Vai diễn tự nhiên.
+Các nhóm cùng thực hành diễn lại.
III, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật : Khâu thường. (tiết 2)
I,Mục tiêu :
+HS biết cách cầm,cầm kim,lên kim,xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu,đường khâu thường.
+Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thườngtheo đường vạch dấu.
+Rèn luyện tính kiên trì ,sự khéo léo của đôi bàn tay.
II,Đồ dùng dạy học :-Tranh quy trình . Mẫu khâu thường.
-Một mảnh vải có KT:20cm x30cm
-Kim, chỉ,kéo ,thước ....
File đính kèm:
- tuan 16.doc