I, Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
- Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Kính trọng lễ phép với thầy cô. Có ý thức vâng lời thầy cô.
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô.
II, Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ các tình huống.
- Bảng phụ ghi các tình huống.
48 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ:
- Yêu cầu HS nêu quy tắc: Chia một số cho một tích, Chia một tích cho một số. Lấy VD.
2. Dạy bài ôn luyện. GV nêu mục tiêu bài dạy.
Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập sau.
Bài 1: Tính bằng 3 cách :
a) 48 : ( 2 x 3 ) b) 128 : ( 4 x 2 )
HD HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc: Chia một số cho một tích, Chia một tích cho một số .
- HS làm bài, GV bao quát để giúp đỡ HS yếu.
Bài2: Tính giá trị của biểu thức :
a) 1775 : 2 + 225 : 2
b) 2867 : 5 + 778 : 5
HD cho HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS nêu cách làm : Có mấy cách làm ?
- HD HS TB – yếu cách thực hiện từng bài .
- Các đối tượng khác nhau lên chữa bài, HS khác nhận xét .
Bài3: Đặt tính rồi tính :
5850 : 3 28 812 : 6
17 916 : 9 24 170 : 8
Bài 4: Ba thùng đựng tất cả 350 lít dầu. Thùng xanh đựng gấp đôi thùng đỏ, thùng đỏ đựng gấp đôi thùng vàng . Hỏi mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu ?
HD HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài toán .
- Đề bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ?
- HD HS : Cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán .
- HS khá nêu cách giải ; 1HS lên bảng giải , HS khác nhận xét .
Bài5: Tổng của 2 số là 1600. Nếu lấy số hạng thứ nhất chia cho 4 và số hạng thứ hai chia cho 6 thì được hai thương bằng nhau và không còn dư . Tìm các số hạng đó . (Dành cho HS khá - giỏi )
Gợi ý Hướng dẫn học sinh vẽ được sơ đồ:
Số bé:
Số lớn:
*** HS khá giỏi làm cả 5bài , HS TB – yếu làm 4 bài đầu .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt
Tuần 14(T2)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi vào mục đích khác .
- Luyện tập về văn miêu tả:Thế nào là miêu tả ? Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật .
II/ Các hoạt động trên lớp:
1/ Bài cũ: Đọc ghi nhớ về văn miêu tả .
- Ngoài việc dùng để hỏi , câu hỏi còn được sử dụng vào mục đích gì khác ?
2/Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Dùng câu hỏi vào mục đích khác .
Đọc lại đoạn đối thoại giữa chàng kị sĩ và nàng công chúa trong truyện Chú Đất Nung từ “ gặp công chúa trong cái hang phơi mưa hàng đời người.”
Ghi vào chỗ trống câu hỏi dùng để hỏi, câu hỏi dùng để khẳng định hoặc yêu cầu, thể hiện mong muốn trong đoạn văn trên.
stt
Câu hỏi dùng để hỏi
Dùng để khẳng định
Dùng để yêu cầu, thể hiện mong muốn.
...........
.............................................
....................................................
.........
......................................................
HĐ2: Tập làm văn : Thế nào là miêu tả ?
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật .
1. Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào ?
Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi .Trời đầy sao.Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh .Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh .
2.Ghi vào ô trống trong bảng những nội dung thích hợp theo đoạn văn miêu tả trên :
stt
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc, mùi vị
âm thanh
3. Hãy viết 2-3 câu văn miêu tả đêm trăng ở quê em .
4. Đọc phần thân bài của một bài văn miêu tả chiếc bút máy do một bạn HS viết:
Cây bút dài gần bằng một gang tay . Thân bút tròn, nhỏ nhắn bằng ngón tay trỏ . Chất nhựa mới đúc vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng .Phần thân bút màu xanh lá cây, thon thon như búp măng.Nắp bút màu hồng , có nẹp cài cũng bằng nhựa . Mở nắp ra , em thấy ngòi bút sáng loáng hình lá tre , có mấy chữ rất nhỏ , không nhìn rõ vì một phần ngòi bút cắm chặt vào quản rỗng có cái chèn như nụ hoa .
Mỗi khi em lấy mực , một nửa ngòi bút đẫm màu mực tím . Em viết lên trang giấy , nét bút trơn vạch những dòng chữ đều đặn , mềm mại . Khi viết xong , em lấy giẻ lau nhẹ ngòi bút cho mực khô két lại . Rồi em tra nắp bút cho ngòi bút khỏi bị toè trước khi cất bút vào cặp .
Em hãy :
- Tìm câu văn tả bao quát cái bút .
- Nêu những bộ phận của cái bút được miêu tả .
- Tìm những từ ngữ tả nắp bút, ngòi bút .
- Viết thêm phần mở bài và kết bài để tạo thành bài văn hoàn chỉnh .
* HD HS :
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập .
- Cho HS làm mẫu các câu.
- Bao quát, HD HS TB – yếu làm bài .
- Yêu cầu HS chữa bài, HS khác nhận xét .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng viết
Tuần 14 ( T3,4)
I. Mục tiêu:
- Củng cố về sử dụng âm x / s
- Củng cố về câu hỏi
II.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu hỏi? Câu hỏi sủ dụng vào những mục đích gì?
2.HD hs làm bài tập:
Bài1: Điền vào chỗ trống tiếng chứa x hoặc s để hoàn chỉnh truyện sau:
Khách ngồi chơi. Chủ nhà nhìn trời nói:
Trời oi quá không khéo mưa to!
Khách đáp lại:
..mưa rồi à? Thế thì phải chờ đến lúc tạnh mới về được.
Chủ:
Nhưng bây gời tan rồi, không mưa nữa đâu?
Khách mừng rỡ:
Thế thì còn gì nữa mà phải về
Bài2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:
A Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập rờn trước gió.
b. Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
c.Chủ nhật tuần tới , mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước .
Bài3: Trong các từ in nghiêng dưới đây , từ nào là từ nghi vấn( từ dùng để hỏi)
Tên em là gì?Việc gì tôi cũng làm.
Em đI đau?; Đi dâu tôi cũng đi.
Em về bao giờ?; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
Bài4: Trong từng câu dưới đây, mục đích dùng câu hỏi để làm gì?
Anh chị nói chuyện nhỏ một chút được không ạ?
( Hai anh thanh niên nói chuyện với nhau rất to trong rạp chiếu bóng)
Sao bạn chăm chỉ chịu khó thế?
Kiện tướng cờ vua Nguyễn ngọc trường Sơn giỏi nhỉ?
( Bố mẹ nói mãi mà đi đường con vẫn không chịu đội mũ)
Bài 5:Đặt câu với tình huống đẵ cho sau đây:
Vào công viên em thấy mấy bạn nhỏ vứt vỏ hộp lung tung ra lối đi , mặc dù thùng rác công cộng ở ngay canh đó. Em dùng hình thức câu hỏi để nhắc bạn nhỏ bỏ giấy rác vào thùng.
Có một cụ già đang muốn sang đường. Em muốn giúp cụ già qua đường, sẽ hỏi cụ thế nào?
Em xem các cuốn vở viết chữ đep trong phòng trưng bày” vở sạch chữ đẹp”. Em dùng hình thức câu hỏi nào để bày tỏ sự thán phục của em về chữ viết của bạn.
Bài6: Em hãy thuật lại một cuộc trò chuyện giữa em và bạn về một nội dung tự chọn trong đó có sử dụng câu hỏi( từ 5 đến 7 câu)
3. Y/C hs chữa bài , củng cố kiến thức:
Bài1: Gọi hs lên bảng chữa bài
HS khác nhận xét thống nhất kết quả đúng:Thứ tự các từ cần điền: Sắp; sợ; sớm
GV củng cố cho hs sử dụng âm đầu s/x
Bài2: Củng cố cách đặt câu hỏi
Y/C 2 hs đặt câu trên bảng
HS khác nêu miệng câu mình đặt,VD: Cái gì rập rờn trước gió?
Bác sĩ Ly là người như thế nào?
Nhận xét và y/c hs nêu lại khái niện câu hỏi
Bài3: Củng cố về từ nghi vấn:
- HS làm được: Từ nghi vấn là: là gì; đi đâu; về; bao giờ
Bài4:Củng cố về mục đích dùng câu hỏi
Y/C hs chữa bài, kết quả đúng:
a:Yêu cầu, đề nghị
b,c: khen chê
d: Chê , nhắc nhở
Bài5: Các bước thực hiện tương tự
Bài6: HS viết đoạn văn rồi trình bày
HD hs nhận xét
4. Củng cố , dặn dò
Mĩ thuật:
Bài 14: vẽ theo mẫu:Mẫu có hai đồ vật
I. Mục tiêu.
- HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
- HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.
II. Chuẩn bị: Một vài mẫu có hai đồ vật. Vải nền cho mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra đồ dùng học tập
+ Chuẩn bị đồ dùng
* Giới thiệu bài mới
HĐ 1: Quan sát, nhận xét ( 5’)
* Gợi ý SH nhận xét hình 1, SGK:
- Mẫu có mấy đồ vật, gồm những đồ vật gì ?
+ Quan sát hình 1, SGK.
+ Mẫu có hai đồ vật.
- Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào ?
+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật không giống nhau.
- Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau ?
+ Cái lọ ở sau, cái cốc ở phía trước.
* Bày mẫu và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật tuỳ thuộc vào hướng nhìn.
- Hỏi: Vật mẫu nào ở trước, vật mẫn mào ở sau ? các vật mẫu che khuất nhau không ?
+ Quan sát mẫu và trả lời câu hỏi.
HĐ 2: HD cách vẽ (5’)
- Yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho SH cách vẽ (H.2 tr. 35 SGK).
+ Quan sát cách vẽ trong SGK, bài 14.
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu (H.2a);
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng; miệng, cổ, vai, thân,.... (H.2b);
+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt (H.2c, d).
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt (H.2e).
HĐ 3: Thực hành ( 20’)
- Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
+ Xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
* Gợi ý H
- Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu;
- Vẽ khung hình vừa với phần giấy;
- So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu;
- Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
* Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Bố cục (cân đối).
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu).
+ Cách vẽ đậm nhạt.
- Yêu cầu HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
+ 4 - 5 HS tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài
Dặn dò HS
+ Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và người thân.
- Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu;
- Vẽ khung hình vừa với phần giấy;
- So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu;
- Vẽ khung hình vừa với phần giấy;
- So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu;
- Vẽ đậm nhạt.
HĐ4:Nhận xét, đánh giá( 5’)
Tổ chức cho hs trưng bày sản
HD hs nhận xét bài làm về bố cục, màu sắc,
Gv nhận xét , tuyên dương những bài vẽ tốt
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
HS thực hành vữ theo các bước theo hướng dẫn.
HS trưng bày sản phẩm
HS nhận xét bài của bạn
+ HS chuẩn bị bài tiết sau
File đính kèm:
- tuan 14.doc