I. MỤC TIÊU:
- HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- HS biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng điện, nước, . . . trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
HS: - Bìa xanh - đỏ - vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
A- Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tiết là tiết kiệm tiền của?
44 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 năm 2010 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Hình trang 34, 35 SGK.
HS: - 1 gói ô-rê-dôn; 1 cốc có vạch chia; 1 bình nước hoặc nắm gạo, 1 ít muốn và 1 bát cơm.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao?
B- Bài mới:
1/ GTB: Ghi bảng tên bài
2/ Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện.
* Mục tiêu:
- Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
* Cách tiến hành:
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường.
- Cháo, sữa, đường, hoa quả...
- Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
- Ăn loãng, vì cơ thể mệt mỏi không muốn ăn.
- Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn?
- Nên cho ăn thành nhiều bữa.
* Kết luận: GV chốt ý.
* HS nêu mục bóng đèn toả sáng.
3/ Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối.
* Mục tiêu:
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- HS biết cách pha chế dung dịch ô-rê-dôn
* Cách tiến hành:
+ Cho HS quan sát hình 4 và hình 5 xem người bị bệnh tiêu chảy được bác sỹ khuyên ntn?
- Cho 2 HS đọc
- 1 HS đọc lời người mẹ, 1 HS đọc lời bác sĩ
- GV cho HS thí nghiệm
+ Nhóm nấu cháo muối.
+Nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn
- HS làm theo nhóm.
- Cho HS nêu các đồ dùng chuẩn bị pha dung dịch.
- HS nêu
- Cho HS đọc cách sử dụng pha sau gói thuốc.
- 1 HS đọc to cho lớp nghe.
- GV cho HS quan sát cốc có chia vạch ml
- GV quan sát
- Tương tự GV gọi nhóm nấu cháo muối giới thiệu đồ dùng.
- 1 ít gạo, 1 ít muối, xoong, nước, bếp, bát thìa.
- Cho HS nêu cách nấu cháo muối theo hình 7 SGK.
+ 1 nắm gạo
+ 4 bát nước
+ 1 ít muối
- GV tổ chức cho HS 3 nhóm lên thi pha dung dịch.
- GV yêu cầu HS nhận xét ai làm đúng? Vì sao làm giống bạn?
- HS thực hiện
- Lớp quan sát - nhận xét.
- Tương tự cho 3 nhóm lên thi nấu cháo.
- GV nhận xét đánh giá kết luận chung.
- HS thực hành.
- Lớp nhận xét từng nhóm.
4/ HĐ3: Đóng vai:
* Mục tiêu:
Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm
- Các nhóm tự đưa ra tình huống và đóng vai vận dụng KT đã học, lớp nhận xét.
- GV đánh giá.
5/ Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Âm nhạc
học bài hát: trên ngựa ta phi nhanh
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Đầu đĩa...
HS: - Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài hát:
- GV giới thiệu bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã.
- GV hát mẫu.
- GV đọc lời ca và giải thích từ khó.
- Em hiểu "Vó câu" nghĩa là ntn?
- GV đọc lời theo tiết tấu lời ca.
- GV cho HS luyện thanh.
- Học sinh nghe hát.
- HS đọc thầm
- Là vó ngựa
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS thực hiện.
2/ Dạy hát:
- GV hướng dẫn HS hát từng câu.
- HS chú ý chỗ hát luyến: Đường gập gềnh; vó...lắc....bạc....vàng.
- GV hướng dẫn câu 2.
- GV bắt nhịp cho HS hát nối tiếp.
- GV hướng dẫn tương tự các câu còn lại.
- GV bắt nhịp cho HS ôn lại cả bài.
- HS thực hiện
- HS hát nối câu 2.
- HS thực hiện
- HS thực hiện 2 đ 3 lần
- lớp đ tổ đ cá nhân.
- GV nghe - sửa giọng hát cho HS
3/ Củng cố - dặn dò:
- GV hướng dẫn HS hát đối đáp.
- Tập kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài hát.
=======================*****==========================
Tiết 5 Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 8
I. yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 8.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
* ưu điểm:
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
- Có ý thức tự quản cao.
- Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái xây dựng bài: Sàng, Páo.
- Biết giúp bạn cùng tiến:
VD: Ay, Chú
- Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ.
* Tồn tại:
- 1 số đi học còn muộn: Dơ, Phiên
- Chữ còn ẩu: Phiên
- KN tính quá yếu: Dơ.
2/ Phương hướng tuần 9:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 8.
- Tiếp tục kèm HS yếu viết + KN tính toán.
- Thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập.
==================****&&&****=======================
Kĩ Thuật – Tiết 15
Cắt khâu túi rút dây
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách cắt, khâu túi rút dây.
- Cắt khâu được túi rút dây.
- H yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: -Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi thường hoặc khâu đột).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Chỉ khâu hoặc len.
- Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn, kim băng.
H: - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2/ Bài mới:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu.
- T cho H quan sát vật mẫu và giới thiệu túi rút dây.
- Nêu đặc điểm và hình dạng của túi rút dây.
- H quan sát túi rút dây mẫu và quan sát hình 1 SGK
- Túi rút dây hình chữ nhật
- Có 2 phần: + Phần thân túi.
+ Phần luồn dây.
- Cách khâu từng phần có đặc điểm gì?
- Phần thân túi được khâu theo cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.
- Phần luồn dây có đường nẹp để lồng dây được khâu theo đường khâu viền đường gấp mép vải.
- Kích thước của túi ntn?
- Kích thước túi có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu sử dụng.
- Nêu tác dụng của túi rút dây?
- Đựng các đồ vật không bị rơi ra VD: bút, bảng, phấn...
b. Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Cho H quan sát các hình thực hiện các bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây.
- Nêu lại cách khâu viền đường gấp mép vải.
- H quan sát từ hình 2 đ 9 trong SGK.
- H nêu
- Cách khâu ghép 2 mép vải.
- Khâu bằng mũi khâu đột thưa hay đột mau.
- Muốn có chiếc túi rút dây đầu tiên em phải làm gì?
- Đo, cắt vải.
- T hướng dẫn các thao tác.
- Trước khi cắt vải cần thực hiện những thao tác nào?
- H quan sát T làm mẫu
+ Vuốt phẳng mặt vải, đánh dấu các điểm theo KT ở hình 2.
+ Kẻ nối các điểm.
- Khi kẻ nối các điểm cần chú ý những điều gì?
- Các đường kẻ trên vải thẳng và vuông góc với nhau.
- Cắt vải theo đúng đường vạch dấu.
- Sau khi cắt vải xong ta làm gì?
- Khâu viền các đường gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước khâu ghép hai mép vải ở phần thân túi sau.
- Khâu phần thân túi.
- Để túi bền không bị tuột chỉ, ta nên khâu bằng mũi khâu nào?
- Có thể khâu bằng mũi khâu đột thưa, hoặc đột mau.
- T cho H thực hành
- H thực hành trên vải, đo, cắt và gấp viền đường mép vải.
- T quan sát và hướng dẫn học sinh theo nhóm.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu giờ sau học tiếp.
=======================*****==========================
Kĩ thuật - Tiết 16
Cắt khâu túi rút dây
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách cắt khâu túi rút dây.
- Cắt khâu được túi rút dây.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu túi vải rút dây.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải hoa hoặc màu.
+ Kim, kéo,thước, phấn, kim băng nhỏ.
H : - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
3/ HĐ3: Thực hành khâu túi rút dây.
- T kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1.
- H bày vật liệu lên bàn.
- Nêu các bước khâu túi rút dây?
+ Đánh dấu các điểm theo kích thước.
+ Cắt vải theo đường vạch dấu.
+ Khâu viền các đường gấp mép.
+ Khâu thân túi.
+ Khâu bằng mũi khâu đột thưa.
- T hướng dẫn lại một số thao tác khó - khâu vòng 2đ3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của H.
- T quan sát - hướng dẫn theo nhóm.
- Nhắc nhở H thực hiện theo từng bước.
- H thực hành khâu túi.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Cất vật liệu để giờ sau hoàn thiện sản phẩm.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Toán - tiết 40
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Ê-ke, thước kẻ.
H: - Đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy và học:
A- Bài cũ:
H nêu miệng bài 3.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- T vẽ hình chữ nhật lên bảng.
- Cho H quan sát
+ Cho H đọc tên hình và cho biết hình đó là hình gì?
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì?
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc vuông.
- T nêu và thực hiện: Nếu kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM; kéo dài BC thành đường thẳng BN lúc đó ta được hai đường thẳng ntn với nhau?
- Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tại C.
-Cho biết góc DCN; BCD; MCN; BCM là góc gì?
- Là góc vuông
- Các góc này có chung đỉnh nào?
- Chung đỉnh C.
- Cho H kể tên các đồ vật xung quanh có 2 đường thẳng vuông góc.
VD: Quyển vở, quyển sách, cửa sổ ra vào, 2 cạnh của bảng đen.
- T hướng dẫn cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Vẽ đường thẳng AB
+ Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD.
- H quan sát T làm mẫu.
C
A O B
D
- Cho H thực hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
- 1 H lên bảng vẽ.
- Lớp vẽ vào nháp.
3/ Luyện tập:
a. Bài số 1:
- Bài tập yêu cầu gì?
- T hướng dẫn H cách kiểm tra.
- Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không?
- Cho H nêu miệng
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
b. Bài số 2:
Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD.
ABAH; ADDC; DCCB;
CBBC; BCAB
c. Bài số 3:
Ghi cặp cạnh với nhau ở từng hình:
- Hình ABCDE có: AEED; EDDC
- Hình MNPQR có: MNNP; NPPQ
d. Bài số 4:
Cho H tự làm bài
a) ABAD; ADDC
b) AB koBC; BC koCD
4/ Củng cố - dặn dò:
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau khi nào?
- Nhận xét giờ học.
========================****========================
File đính kèm:
- tuan 8 - v.doc