Giáo án (buổi chiều) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 21

 I.MỤC TIÊU :

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày

 - HS biết cách sắp xếp học tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích

 - HS có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: SGK, SGV

- Một số đồ vật trang trí dạng hình tròn

- Hình gợi ý cách vẽ

- Giấy, vở vẽ, màu, bút chì, tẩy.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét sản phẩm bài trước

 2. Bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi chiều) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử bất lịch sự. * Giảm: thay từ “chế giễu” bằng “coi thường” ở bài tập 2 ; bỏ a, thay b ở bài 1 II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - SGK - Phiếu thảo luận nhóm III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : Kính trọng , biết ơn người lao động - Vì sao cần phải kính trọng , biết ơn người lao động ? - Kể về một người lao động mà em tôn trọng nhất 2.Bài mới - GV giới thiệu , ghi bảng. * HĐ 1: Thảo luận nhóm - Đọc và kể chuyện “ Chuyện ở tiệm may “ , thảo luận câu hỏi 1, 2 . - Các nhóm làm việc. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung - GV rút ra kết luận : + Trang là người lịch sự vì bạn ấy biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may. + Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự. + Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng , quý mến . * HĐ 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1 trong SGK ):bỏ a, thay b - Nêu yêu cầu bài tập - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung - GV kết luận : + Các hành vi ,việc làm (b) , (d) là đúng . + Các hành vi , việc làm (a) , (c) , (đ) là sai. * HĐ 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2 trong SGK) :thay chế giễu bằng coi thường - Nêu yêu cầu bài tập - Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung - GV kết luận : Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở : + Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy. + Biết lắng nghe khi người khác đang nói. + Chào hỏi khi gặp gỡ. + Cảm ơn khi được giúp đỡ. + Xin lỗi khi làm phiền người khác. + Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. + Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác. + Ăn uống từ tốn , không rơi vãi , không vừa nhai , vừa nói 3.Củng cố – dặn dò : - Đọc ghi nhớ trong SGK . - Sưu tầm ca dao , tục ngữ , truyện , tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người . - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK ******************************************************************************** Thứ ba ngày 3 tháng 02 năm 2009 Khoa Học ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: -Nêu được vai trò âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe; dùng để làm tín hiệu như tiếng trống, còi xe) -Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị theo nhóm: +5 chai hoặc cốc giống nhau. +Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống. +Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau. +Một số băng, đĩa. - Chuẩn bị chung:Máy và băng cát-sét có thể ghi âm (nếu có). III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: - Aâm thanh truyền được qua những gì? - Khi ra xa âm thanh sẽ mạnh lên hay yếu đi? 2. Bài mới * HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống - Quan sát hình trang 86 SGK, ghi lại vai trò của âm thanh. - Bổ sung những vai trò mà HS không nêu. * HĐ 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích - Chia bảng thành 2 cột THÍCH và KHÔNG THÍCH , yêu cầu HS nêu tên các âm thanh mà các em thích và không thích. - Ghi những ý kiến của HS lên bảng. * HĐ 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh - Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? - Yêu cầu HS làm việc nhóm: Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh. - Ghi âm bằng máy sau đó phát lại. - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 3.Củng cố - Dặn dò - Trò chơi “Làm nhạc cụ”, cho hs đổ nước vào các chai từ vơi đến đầy và so sánh các âm thanh phát ra khi gõ, cho các nhóm biểu diễn. - Giải thích cho HS : chai nhiều nước nặng hơn nên phát ra âm thanh trầm hơn. ************************************** TIẾNG VIỆT – RCV ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA I.MỤÏC ĐÍCH – YÊU CẦU: Rèn chữ viết đoạn 2. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * HĐ 1: Rèn chữ. - Tiếp tục rèn chữ viết chưa đúng chuẩn. * HĐ 2: thực hành - HS viết vào vở – GV theo dõi. * Cũng cố – dặn dò. ******************************************************************************** Thứ tư ngày 04 tháng 02 năm 2009 Địa lí HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiết 1) I.MỤÏC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết: - Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt & nuôi nhiều thủy, hải sản nhất cả nước. 2.Kĩ năng: - HS biết nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên & nguyên nhân của nó. - Biết dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo, nói về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ. - Biết khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ. 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân. * Giảm: câu hỏi 2,3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam. - Tranh ảnh về sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Kể tên các dân tộc chủ yếu & các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ? - Nhà ở, làng xóm, phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì? Vì sao? - Nhà ở & đời sống của người dân ở đồng bằng Nam Bộ đang có sự thay đổi như thế nào? GV nhận xét 2 Bài mới * HĐ 1: Làm việc cả lớp. - HS dựa vào tranh ảnh SGK và tranh ảnh để thảo luận + Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? + Lúa gạo trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu? - HS trao đổi kết quả trước lớp * HĐ 2: Làm việc theo nhóm - HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi của mục 1. - HS trao đổi kết quả trước lớp - GVmô tả thêm về các vườn cây ăn trái của đồng bằng Nam Bộ. - GV nói thêm: Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước sản xuất nhiều gạo nhất thế giới. * HĐ 3: Làm việc theo nhóm. - HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi: + Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản? + Kể tên một số thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? +Thuỷ sản ở đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu? - HS trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời 3.Củng cố – Dặn dò - HS điền mũi tên để nối các ô của sơ đồ sau để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người . Đồng bằng lớn nhất. Đất đai màu mỡ. Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào. Người dân cần cù lao động Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước . **************************************** TOÁN: ÔN TẬP I-MỤC TIÊU: Ơân tập kiến thức đạo học II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - HS làm V4. - V5: Bài tập. 1) Rút ngắn phân số: 27 84 18 46 54 54 36 72 2) Qui đồng mẫu số các phân số sau: 2 và 3 5 và 4 3 5 12 6 3) Tim các phân số tối giản trong các phân số sau: 4 2 15 7 16 49 16 5 24 12 18 50 4) Tính: 21 x 45 9 x 7 x 5 x 3 * Củng cố – Dặn dò. ******************************************************************************** Thứ năm ngày 05 tháng 02 năm 2009 TOÁN (BS) ÔN TẬP I-MỤC TIÊU: Ôn tập các kiến thức đã học phân số: II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HS làm v4. V5: bài tập 1) Rút gọn các phân số sau: 6 6 48 42 9 24 96 98 2) Tính: 2 x 6 x 11 33 x 24 3) Quy đồng mẫu số các phân số sau: 1 và 2 4 và 9 1; 2 và 3 4 5 3 24 2 3 5 4) Rút gọn phân số rồi quy đồng mẫu số các phân số 42 và 18 56 48 * Củng cố - Dặn dò. **************************************** TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP I-MỤC TIÊU: Luyện tập kĩ năng xác đ̣nh CN,VN trong câu kể: Ai làm gì? Câu kể Ai thế nào ? II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Cũng cố kiến thức. - HS , làm bài tập. Xác định CN,VN trong câu văn sau và cho biết đĩ là câu kể gì ?. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là: dân lớp, một Hs nước Anh. Dân lớp, đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Bãi ngơ quê em ngày càng xanh tốt. Những lá ngơ rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. xác định Cn và Vn trong các câu sau: Tối nay, em làm bài tập tiếng Anh. Bạn An hát rất hay. Xác định danh từ chung, danh từ riêng trong câu sau: Lan và Tú là hai học sinh xuất sắc của trường em. DTR DTR DTC DTC *Củng cố - Dặn dị. ******************************************************************************** Thứ sáu ngày 06 tháng 02 năm 2009 ĐẠO ĐỨC CỦNG CỐ HÀNH VI: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I-MỤC TIÊU: Củng cố và rèn luyện kĩ năng. Lịch sự với mọi người II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - HS nhắc lại: Thế nao là lịch sự với mọi người ? - GV củng cố. - HS làm bài tập ở vở BT - Sau mỡi bài tập, GV cần khắc sâu hành vi đạo đức cho HS. - HS trình bày - Nhận xét. *************************************** SINH HOẠT LỚP Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 21. Phở biến hoạt đợng tuần 22. Hết tuần 21 ********************************************************************************

File đính kèm:

  • docBuoi chieu - Tuan 21.doc