Giáo án khối 4 môn Khoa học - Phạm Thị Hợp - Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU

 HS có khả năng :

· Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách :

- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí.

- Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể có thể bị nén lại và giãn ra.

· Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình vẽ trang 64, 65 SGK.

· Chuẩn bị theo nhóm :

- 8-10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Chỉ hoặc chun để buộc bóng.

- Bơm tiêm.

- Bơm xe đạp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 môn Khoa học - Phạm Thị Hợp - Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31 : KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. MỤC TIÊU HS có khả năng : Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách : - Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí. - Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể có thể bị nén lại và giãn ra. Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 64, 65 SGK. Chuẩn bị theo nhóm : - 8-10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Chỉ hoặc chun để buộc bóng. - Bơm tiêm. - Bơm xe đạp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 41 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : PHÁT HIỆN MÀU MÙI VỊ CỦA KHÔNG KHÍ Mục tiêu : Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hỏi: Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? - Mắt ta kông nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu. - Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì? - Không khí không mùi, không vị. - Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là một mùi của không khí không Cho ví dụ. - Khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí. Ví dụ mùi nước hoa hay mùi của rác thải. Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2 : CHƠI THỔI BÓNG PHÁT HIỆN HÌNH DẠNG CỦA KHÔNG KHÍ Mục tiêu: Phát hiện không khí có hình dạng nhất định. Cách tiến hành : Bước 1 : Chơi thổi bong bóng - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị số bóng của mỗi nhóm. - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị chuẩn bị số bóng của mỗi nhóm. - GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi. - HS đem ra thổi bong bóng. Nhóm nào thổi được bóng đảm bảo các tiêu chuẩn đã nêu trên là thắng cuộc. Bước 2 : - Yêu cầu đại diện các nhóm mô tả hình dạng của các quả bóng vừa được thổi. - GV lần lượt đưa ra câu hỏi: + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy ? + Qua đó rút ra, không khí có hình dạng nhất định không? + Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ khôngkhí không có hình dạng nhất định. Kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó. Hoạt động 3 : TÌM HIỂU TÍNH CHẤT BỊ NÉN VÀ GIÃN RA CỦA KHÔNG KHÍ Mục tiêu: - Biết không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK. - Các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK. Bước 2 : - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí qua thí nghiệm này. - HS quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí qua thí nghiệm này. + Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm. + Hình 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu. + Không khí có thể bị nén lại (hình 2b) hoặc giãn ra (hình 2c). Bước 3 : - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Tiếp theo yêu cầu HS trả lời tiếp 2 câu hỏi trong SGK trang 65. - Một số HS trả lời. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : KHOA HỌC Bài 32 : KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHÂN NÀO ? I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 66, 67 SGK. Chuẩn bị theo nhóm : - Lọ thủy tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ (như hình vẽ). - Nước vôi trong. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 42 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA KHÔNG KHÍ Mục tiêu : Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này. - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. - Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang 66 SGK để biết cách làm. - HS đọc các mục Thực hành trang 66 SGK để biết cách làm. Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm theo nhóm như gợi ý trong SGK. Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm báo cáo kết và cách lí giải các hiêïn tượng xảy ra qua thí nghiệm. - GV giảng: Qua nhiều thí nghiệm, đã phát hiện : + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô-xi. + Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU MỘT SỐ THÀNH PHẦN KHÁC CỦA KHÔNG KHÍ Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV cho HS quan sát ngay từ trước khi vào tiết học (khoảng 30 phút) và sẽ cho HS quan sát lại hoặc bơm không khí vào lọ nước vôi. Xem nước vôi còn trong nữa không? - Nghe GV hướng dẫn. Bước 2 : - HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng. HS có thể tham khảo mục Bạn cần biết trang 67 SGK để giải thích. - HS quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng theo nhóm. Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm báo cáo kết và cách lí giải hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm. Bước 4 : - GV đặt vấn đề: Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nươc, yêu cầu HS nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước. - Tiếp theo, GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5 trang 67 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí? - Bụi, khí độc, vi khuẩn. - GV cho HS nhìn thấy bụi trong không khí băng cách che tối phòng học và để một lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào? - Một số HS trả lơi. Kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 16.doc
Giáo án liên quan