Học vần
Bài 86 : ÔP - ƠP
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 1 tuần 21, 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con(8p):
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con: oai, oay, điện thoại, gió xoáy
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc bài ở tiết 1(7p).
Mục tiêu: HS đọc được vần oai, oay và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng (6p)
Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài.
- HS quan sát, nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- GV nhận xét, rút ra đoạn thơ ứng dụng : Tháng chạp là tháng trồng khoai
........đầy đồng.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần oai, oay mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết(12p):
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết oai, oay, điện thoại, gió xoáy, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết oai, oay, điện thoại, gió xoáy
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa. (6p)
Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
- HS quan sát tranh trong SGK và gọi tên từng loại ghế.
- Giới thiệu với các bạn xem nhà em có những loại ghế nào?
- Lớp mình có loại ghế nào?
- Một số HS lên trình bày trước lớp
C. Củng cố - dặn dò(4p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần oai, oay
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS học bài ở nhà.
-----------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu :
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 21+ 22
- Triển khai kế hoạch tuần 22+ 23
- Giáo dục cho HS ý thức tập thể, tạo kỹ năng hoạt động tập thể và ý thức tự quản .
II. Các hoạt động
1. Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần về các mặt: Học tập, vệ sinh, nề nếp sinh hoạt sao 15 phút đầu giờ, ý thức giữ gìn sách vở đồ dùng học tập và những biểu hiện về hành vi đạo đức .
- Biểu dương tổ và cá nhân chăm ngoan, học giỏi, có tiến bộ trong tuần để lên cắm hoa:
Cá nhân: Như, Phong, Trâm, Tú Anh
Tổ: Tổ 2 trật tự trong lớp học.
- Nhắc nhở những em chưa chú ý học bài, hay quên sách vở.
3- Kế hoạch tuần tới :
GV phổ biến kế hoạch tuần tới :
- Học bài, làm bài đầy đủ. Đọc, viết lại các vần đã học
- Vệ sinh sạch sẽ, kịp thời
- Trật tự trong giờ học, trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng quy định.....
---------------------------------------------------------
Buổi chiều: Thể dục
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện 4 động tác của bài thể dục đã học.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu làm quen với trò chơi và tham gia chơi được: Nhảy đúng nhảy nhanh.
II. Địa điểm, phương tiện:
Còi, tranh bài thể dục.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu( 5p)
Mục tiêu: HS nắm được nội dung, yêu cầu giờ học, làm các động tác khởi động
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cho HS khởi động, đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên sân trường
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản(26p)
Mục tiêu: Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình.
Bước đầu biết cách thực hiện động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
a. Ôn 4 động tác TD đã học: 2-3 lần, mỗi lần 2x4 nhịp
- GV hô, kết hợp làm mẫu và giải thích
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV
- Lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi, sữa sai.
b. Động tác bụng
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau ở phía trước, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 2 : Cúi người, vỗ hai bàn tay vào nhau ở dưới thấp, chân thẳng, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa..
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
c. Ôn 5 động tác đã học
- Lớp trưởng điều khiển, GV theo dõi và sữa sai.
d. Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh
- GV nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi, làm mẫu.
- Cho HS chơi thử
- HS chơi, GV theo dõi sữa sai
3. Phần kết thúc(4p)
Mục tiêu: Làm một số động tác thả lỏng.
- Đi thường theo 3 hàng dọc và hát
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học và giao bài về nhà
--------------------------------------------------
Học vần
Bài 93 : OAN OĂN
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: quả xoài, khoai lang, hí hoáy
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 92: Tháng chạp là tháng trồng khoai
........đầy đồng.
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới có âm o đứng trước đó là vần oan và vần oăn
GV ghi bảng – HS đọc: oan, oăn
2. Dạy vần
* Vần oan(8p)
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần oan được tạo nên bởi âm o, âm a và âm n
GV viết vần oan lên bảng và giới thiệu vần oan đươc tạo nên bởi âm o, âm a và âm n
- HS đọc và phân tích vần oan.
- Cho HS so sánh vần oan với oai ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần oan ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, tổ, cả lớp.
b. Giới thiệu tiếng, từ ứng dụng
GV: Có vần oan rồi muốn có tiếng khoan ta thêm âm gì, và dấu thanh gì?
- HS cài tiếng khoan
- HS phân tích và đọc tiếng khoan (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu giàn khoan
- HS đọc: oan, khoan, giàn khoan
*Vần oăn(8p)
(Quy trình dạy tương tự như vần oan)
Lưu ý : Vần oăn được tạo từ âm o, âm ă và âm n
Cho HS so sánh vần oan với vần oăn
c. Đọc từ ngữ ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: phiếu bé ngoan học toán
khoẻ khoắn xoắn thừng
- HS tìm tiếng chứa vần oan, oăn vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con(8p):
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc bài ở tiết 1(7p).
Mục tiêu: HS đọc được vần oan, oăn và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng (6p)
Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài.
- HS quan sát, nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- GV nhận xét, rút ra câu thơ ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài
.....đá nhau.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần oan, oăn mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết(12p):
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Con ngoan, trò giỏi. (6p)
Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Con ngoan, trò giỏi.
- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
- Ở lớp, bạn HS đang làm gì?
- Ở nhà, bạn đang làm gì?
- Người HS như thế nào sẽ được khen là con ngoan, trò giỏi?
- Nêu tên những bạn “ Con ngoan, trò giỏi” ở lớp mình?
- Một số HS lên trình bày trước lớp
C. Củng cố - dặn dò(4p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần oan, oăn
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS học bài ở nhà.
-------------------------------------------------
Luyện toán
LUYỆN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
- Làm đúng các bài tập vào vở ô li
II. Hoạt động dạy học
1. Củng cố kiến thức( 4p)
Cho HS nêu lại các bước để giải một bài toán:
+ Viết bài giải.
+ Viết câu lời giải
+ Viết phép tính (đặt tên đơn vị trong dấu ngoặc)
+ Viết đáp số.
2. Hướng dẫn HS thực hành(28p)
+ Bài 1: Nhà em có 6 con gà. Mẹ mua thêm 3 con gà nữa. Hỏi nhà em có tất cả bao nhiêu con gà?
Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Biết cách trình bày bài giải
- HS đọc lại đề
-GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? (HS nêu, GV ghi tóm tắt lên bảng)
+ Muốn biết nhà em có mấy con gà ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS trình bày bài giải
Bài giải
Nhà em có số gà là:
6 + 3 = 9 ( con gà )
Đáp số: 9 con gà
+ Bài 2: Lan có 4 hòn bi. Nam có 3 hòn bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu hòn bi ?
Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Biết cách trình bày bài giải
- GV hướng dẫn tương tự bài 1
- HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ
Bài giải
Cả hai bạn có tất cả là:
4 + 3 = 7 ( hòn bi)
Đáp số : 7 hòn bi
+Bài 3: Giải bài toán sau: Nam vẽ được 5 hình vuông và 4 hình tròn. Hỏi Nam vẽ được tất cả mấy hình?
Mục tiêu: HS biết cách trình bày bài giải
- HS đọc bài toán và tự làm bài vào vở
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài
Bài giải
Nam vẽ được tất cả là:
5 + 4 = 9 (hình)
Đáp số : 9 hình
- Chấm- chữa bài
3.Củng cố, dặn dò( 3p)
- Cho HS nêu lại các bước để giải một bài toán:
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tuan 2122 lop 1.doc