I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS nêu được:
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
- Giáo dục hs lòng yêu nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. BÀI CŨ: - GV nêu câu hỏi:
+Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
+Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
+Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
- 3 Hs trả lời: - GV nhận xét cho điểm.
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa, Sử, Địa lớp 5 - Tuần học 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009 (sáng 5A-T3)
lịch sử
Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I.Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được:
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
- Giáo dục hs lòng yêu nước.
II.Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS.
III.Các hoạt động dạy và học
A. Bài cũ: - GV nêu câu hỏi:
+Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
+Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
+Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
- 3 Hs trả lời: - GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Em hiểu thế nào là hậu phương? Thế nào là tiền tuyến?
- GV giới thiệu bài:
+Tiền tuyến: là nơi giao chiến giữa ta và địch.
+Hậu phương: là vùng tự do ( không bị địch chiếm đóng)
2.Nội dung bài.
* Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2 - 1951)
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì?
- GV nêu tầm quan trọng của Đại hội: là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
? Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2/1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
-GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp
- Hình chụp cảnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 2/1951)
- HS đọc SGK và dùng bút chì gạch chân dưới nhiệm vụ cơ bản hiện nay mà Đại hội đề ra cho cách mạng:
* Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
* Để thực hiện nhiệm vụ cần:
+Phát triển tinh thần yêu nước.
+Đẩy mạnh thi đua
+Chia ruộng đất cho nông dân
-HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bỏ sung.
*Kết luận: -Diễn ra vào tháng 2- 1951.
- ĐH đã chỉ ra rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua...
* Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau:
? Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá- giáo dục thể hiện như thế nào?
? Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
? Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét câu trả lời cỉa HS.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2,3 và nêu nội dung của từng hình.
? Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì?
- Mỗi nhóm gồm 6 HS cùng thảo luận các vấn đề GV đưa ra, sau đó ghi ý kiến vào phiếu HT
+Sự lớn mạnh của hậu phương:
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
- Xây dựng được xưởng công binh ngiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
+Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
+Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao. Tiền tuyến được chi viên đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
-HS quan sát và nêu nội dung.
- Việc các chiến sĩ bộ đội cùng tham gia cấy lúa giúp dân cho thấy tình cảm gắn bó quân dâ ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
* Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất
-GV tổ chức cho HS cả lớp cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
? Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
? Đại hội nhằm mục đích gì?
? Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn?
? Kể về chiến công của 1 trong bảy tấm gương anh hùng trên?
-GV nhận xét câu trả lời
-HS trao đổi và nêu ý kiến. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến
+ Vào ngày 1/5/1952.
+ Nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của PT thi đua yêu nước cảu các tập thể cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Cù Chính Lan; La Văn Cầu; Nguyễn Quốc Trị; Nguyễn Thị Chiên; Ngô Gia Khảm; Trần Đại Nghĩa; Hoàng Hanh
*Kết luận: - Diễn ra trong bối cảnh cả nước ra sức thi đua trên mọi lĩnh vực.
- Cổ vũ động viên rất lớn đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến.
- Thi đua SX lương thực, thực phẩm.
- Thi đua HT nghiên cứu khoa học.
c. củng cố:
-GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị ôn tập học kì 1
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 8 tháng 12 năm 2009(sáng 5A-T4)
Địa lí
Ôn tập
I. Mục tiêu::
Giúp HS ôn tập và củng cố, hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
- Dân cư và các nghành kinh tế Việt Nam.
- Xác định trên bản đồ 1số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
- Giáo dục học biết bảo vệ, giữ gìn quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
- Các thẻ từ ghi tên các TP: Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
- Phiếu học tập vủa HS.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:- GV nêu câu hỏi:
- GV gọi 4 HS lên bảng và hỏi:
? Thương mại gồm các hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
? Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu.
? Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta.
? Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các kiến thức, kĩ năng địa lí liên quan đến dân tộc, dân cư và các nghành kinh tế của Việt Nam.
2/ Các hoạt động
a/ Hoạt động 1: 1. Bài tập tổng hợp
GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS cùng thảo luận, xem lại các lượt đồ từ bài 8-15 để hoàn thành phiếu
*Phiếu học tập:
1. Điền số liệu thông tin thích hợp vào ô trống.
a, Nước ta có54.dân tộc.
b, Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc..Kinh.sống chủ yếu ởĐồng Bằng..
c, Các dân tộc ít người sống chủ yếu ởMiền núi..
d, Các sân bay quốc tế của nước ta là sân bay:
- Tân Sơn Nhất.. ở..Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng ở..ĐàNẵng
- Nội Bài ởHà Nội
e, Ba thành phố có cảng biển lớn bậc nhất nước ta là:
- Hải Phòng.ở miền Bắc
- Đà Nẵng.ở miền Trung
- Thành Phố Hồ Chí Minh.ở miền Nam
2. Đánh chữ Đ vào trước các ý em cho là đúng, chữ S vào trước câu sai.
S. a, Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên.
Đ. b, ở nước ta lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Đ. c, Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn gà gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
Đ. d, Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
S. e, Đường Sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hàng khách ở nước ta.
Đ. g, Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơI có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
b. Hoạt động 2: Trò chơi những ô chữ kì diệu
-Chuẩn bị:
+) 2 bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh).
+) Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
+) Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội một lá cờ (hoặc chuông).
+) GV lần lượt đọc câu hỏi về mỗi tỉnh, HS 2 đội dành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc rung chuông.
+) Đội trả lời đúng nhận một ô chữ có ghi tên tỉnh đó và gắn lên đồ của mình (gắn đúng vị trí).
+) Trò chơi kết thúc khi giáo viên đọc hết các câu hỏi.
+) Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng tên các tỉnh trên bản đồ.
-Các câu trả hỏi:
1. Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
2. Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tíếng là chè Mộc Châu.
3 .Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
4.Tỉnh này khai thác than nhiều nhất nước ta.
5.Tỉnh này có nghành công nghiệp khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
6. Sân bay Nội Bài nằm ở thành phố này.
7. Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8.Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
9. Tỉnh này nổi tiếng vì có nghề thủ công làm tranh thêu.
10.Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở tỉnh này.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
3.Củng cố
? Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào?
- GV nhận xét giờ học,dặn dò HS về ôn lại các kiến thức, kĩ năng địa lý đã học, chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc nghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học, về nhà chuẩn bị bài Đất và rừng.
File đính kèm:
- ga lich su lop 5.doc