TIẾT 3. ĐỊA LÝ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN.
I. MỤC TIÊU:Như sách giáo viên (Trang 62)-Bỏ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
GD các em lòng yêu quê hương đất nước, tự hào truyền thống dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
5 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa lớp 4 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3. địa lý: hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng liên sơn.
I. Mục tiêu:Như sách giáo viên (Trang 62)-Bỏ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
GD các em lòng yêu quê hương đất nước, tự hào truyền thống dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
B.Bài mới.
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Trồng trọt trên đất dốc.
B1: Thảo luận cả lớp.
- Người dân ở HLS thường trồng những cây gì? ở đâu?
- Tìm vị trí địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Người dân ở HLS trồng gì trên ruộng bậc thang?
B2:Gv kết luận : sgv.
2.HĐ2: Nghề thủ công truyền thống.
B1:Hs làm việc theo nhóm, quan sát tranh thảo luận các câu hỏi cuối sgk.
B2: Gọi hs các nhóm trình bày.
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS?
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm?
- Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
B3: Gv nhận xét, kết luận.
3.HĐ3: Khai thác khoáng sản.
+Treo tranh ảnh về khai thác khoáng sản.
- Kể tên một số khoáng sản có ở HLS?
- Hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
- Mô tả quy trình sản xuất phân lân?
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ và khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài ra người dân ở HLS còn khai thác những gì?
* Gv nhận xét.
4.HĐ4: Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Lúa trên ruộng bậc thang, cây nông nghiệp, công nghiệp trên đồi núi.
- 2 hs chỉ và nêu.
- Trên sườn núi.
- Tránh xói mòn đất.
- Trồng lúa.
- Nhóm 6 hs thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hs nêu.
- Màu sắc nhiều hoa văn sặc sỡ...
- Hs quan sát hình 3 đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Apatit, đồng...
- Apatit
- Hs quan sát tranh và mô tả.
- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Vì vậy phải khai thác và sử dụng hợp lí.
- Khai thác tre nứa, mây... và các lâm sản quý khác như : măng, mộc nhĩ, sa nhân...
Tiết 4. LịCH sử : nước âu lạc
i.mục tiêu:Như sách giáo viên (Trang 20 )
GD các em tự hào về truyền thống dân tộc, yêu quê hương đất nước.B ỏ phần chữ nhỏ ở đầu bài.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình trong sgk.
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ:
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? ở khu vực nào?
- Cuộc sống của người dân Lạc Việt ntn?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- 2 hs nêu.
2.HĐ2: Làm việc cá nhân.
*MT:Hs thấy được sự giống nhau về cuộc sống của người dân Lạc Việt và Âu Việt.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu hs đọc sgk và làm bài tập.
+Đánh dấu x vào ô trống trước những điểm giống nhau.
- Gọi hs nêu kết quả.
- Gv kết luận: Cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
- Hs đọc sgk trả lời câu hỏi.
+Giống nhau: Trồng lúa, chế tạo đồng thau, chăn nuôi, đánh cá, có nhiều tục lệ giống nhau...
3.HĐ3: Thảo luận cả lớp
*MT:Hs nắm được tên vua, nơi kinh đô đóng và sự phát triển về quân sự của nước Âu Việt.
*Cách tiến hành:
- Gv giới thiệu lược đồ Bắc Bộ và BT Bộ.
- Yêu cầu hs chỉ lược đồ, xác định theo yêu cầu.
+So sánh sự đóng đô của nước Văn Lang và Âu Lạc?
+Nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa?
- Gv kết luận: sgv.
- Hs quan sát.
- 3 -> 4 hs chỉ lược đồ nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- Kinh đô của nước Âu Lạc được rời từ Phong Châu ( Phú Thọ) về vùng Cổ Loa (Đông Anh- HN ngày nay)
- Nỏ thần bắn một lần được nhiều mũi tên, thành Cổ Loa kiên cố phòng thủ tốt.
4.HĐ4:Làm việc cả lớp.
*MT:Hs thấy được nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Việt.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu hs đọc sgk, trả lời câu hỏi.
+Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Việt?
- Vì sao Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào sự đô hộ của phong kiến phương Bắc?
5.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 -> 4 hs tường thuật theo sgk.
- Vì quân dân Âu Việt đoàn kết, có tướng giỏi, có nỏ thần và thành Cổ Loa kiên cố.
- Vì An Dương Vương chủ quan cho Trọng Thuỷ con Triệu Đà làm con rể, thực chất là sang làm thám báo, điều tra tình hình và chia rẽ nội bộ nước ta...
- 1 hs đọc kết luận ở sgk.
Tiết 3.Khoa học: tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
I.Mục tiêu:: Như sách giáo viên (Trang 39)
GD các em bảo vệ sức khoẻ bằng cách ăn uống hợp khẩu vị và đảm bảo nguồn dinh dưỡng.
- Giải thích lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 18 ; 19 sgk .
- Phiếu học tập.
III.các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra.
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- 2 hs nêu.
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Trò chơi " Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm".
*MT:Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm
*Cách tiến hành:
B1: Gv giao chia lớp thành hai đội thi, nêu nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm?
B2: Các nhóm dán kết quả, báo cáo kết quả.
B3: Gv kết luận, tuyên bố đội thắng.
- Hs theo dõi.
- Nhóm 4 hs thảo luận, hoàn nội dung yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Các món ăn chứa nhiều chất đạm là: Gà rán, cá kho, đậu phụ sốt, thịt kho, gà luộc, tôm hấp, canh hến, cháo thịt, tôm quay....
2.HĐ2: Tìm hiểu lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
*MT:Kể tên một số thức ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật
- Giải thích lí do tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật.
*Cách tiến hành:
B1: Tổ chức cho hs thảo luận cả lớp.
- Hãy chỉ ra những thức ăn chứa nhiều đạm động vật? Thực vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
+Gv giới thiệu một số thông tin về giá trị dinh dưỡng trong một số thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Tại sao chúng ta nên ăn cá?
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đậu kho, nấu bóng, tôm kho, thịtbò, lẩu cá, rau cải xào, canh cua...
- Mỗi loại đạm chứa một chất bổ dưỡng khác nhau, ta nên ăn phối hợp mới đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hs theo dõi.
- Cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá chứa nhiều a xít béo không no có vai trò phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch.
Tiết 4. Khoa học .: tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
I.Yêu cầu
+ Biết phân biệt loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
+ Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại và thường xuyên thay đổi món.
+ Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: Cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi- ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
GD hs cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn để giúp cơ thể phát triển bình thường.
II.Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 16 ; 17 sgk.
- Phiếu học tập .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A bài mới
- Giới thiệu bài.
1.HĐ1: Thảo luận nhóm.
*MT: Giải thích được lý tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
*Cách tiến hành:
B1: Thảo luận nhóm .
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và nên thay đổi món ăn?
- Gọi hs các nhóm trình bày.
B2: Gv nêu kết luận : sgv.
- Hs theo dõi.
- Nhóm 6 hs thảo luận, nêu kết quả.
- Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp 1 số chất nhất định, ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thayđổi món sẽ đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng của cơ thể và sẽ giúp chúng ta ngon miệng.
2.HĐ2:Làm việc với sgk.
*MT:Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế *Cách tiến hành:
B1:Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu hs quan sát tháp dinh dưỡng ở sgk trang 17, trả lời câu hỏi .
+Hãy nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ?ăn vừa phải?
ăn có mức độ?
ăn ít?
ăn hạn chế?
B2: Làm việc cả lớp.
- Gọi các nhóm trình bày.
B3:
Gv kết luận: sgk.
- Hs quan sát, tìm ý cho câu trả lời.
- Gạo, khoai lang, bánh mì, ngô..(Lương thực)
Rau quả: bí ngô, rau cải, xúp lơ, cà chua..
- Thịt cá, đậu phụ ( chất đạm)
- Chất béo: dầu ăn, mỡ lợn, vừng lạc...
- Chất đường: đường mía, ...
- Chất khoáng: muối.
- Đại diện nhóm trình bày.
3.HĐ3: Trò chơi: Đi chợ.
*MT: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành:
B1:Gv HD cách chơi.
- Em là người nội chợ, em sẽ mua những thức ăn, đồ uống gì cho gia đình vào các bữa trong ngày?
B2:Hs trình bày kết quả.
B3: Gv HD cả lớp nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- khoa su dia lop 4 tuan 4.doc