Giáo án Khoa học: Tuần 21: Âm thanh (tiếp)

.Mục tiêu :

 Giúp HS:

 -Biết được những âm thanh cuộc sống phát ra từ đâu.

 -Biết và thực hiện các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.

 -Nêu được VD hoặc tự làm thí nghiệm đơn giản chứng minh được mối liên hệ giữa rung động và phát ra âm thanh.

II.Đồ dùng dạy học :

 -Mỗi nhóm chuẩn bị 1 vật dụng có thể phát ra âm thanh.

 +Trống nhỏ, một ít giấy vụn hoặc 1 nắm gạo.

 +Một số vật khác để tạo ra âm thanh:kéo, lược, compa, hộp bút,

 

doc15 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học: Tuần 21: Âm thanh (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ bản), vẽ bản đồ đất nước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: GV cho HS chuẩn bị SGK và ĐDHT. 2.Kiểm tra bài cũ : GV cho HS đọc bài: “Chiến thắng Chi Lăng”. -Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? -Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng? -Nêu ý nghĩa của trận Chi lăng. -GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: - GV ghi tựa b.Giảng bài : *Hoạt động 1 : Hoạt độngcả lớp: -GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê: Tháng 4-1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt .Nhà Lê trải qua một số đời vua. Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) . * Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 6: - GV phát PHT cho HS. - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: +Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? + Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê? + Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào? - Việc quản lý đất nước thời Hậu lê như thế nào chúng ta tìm hiểu qua sơ đồ.(GV treo sơ đồ lên bảng ) -GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân: - GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh: Đây là công cụ để quản lí đất nước. -GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức (như trong SGK). HS trả lời các câu hỏi và đi đến thống nhất nhận định: +Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua ,nhà giàu, làng xã, phụ nữ ). +Luật hồng Đức có điểm nào tiến bộ? -GV cho HS nhận định và trả lời. -GV nhận xét và kết luận. 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài trong SGK. -Những sự kiện nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ? -Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức. 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Trường học thời Hậu Lê. -Nhận xét tiết học. -HS chuẩn bị. - 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý . - HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét - HS trả lời cá nhân. - HS cả lớp nhận xét. -3 HS đọc . -HS trả lời . -HS cả lớp. ĐỊA LÝ NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ A.MỤC TIÊU : - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, chăm, Hoa. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. + Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. + Trang phục phổ biến ở người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. HS khá, giỏi: - Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: nhiều sông, kênh rạch – nhà ở dọc sông; xuồng ghe là phương tiện đi lại phổ biến. B.CHUẨN BỊ - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? - Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ? - GV nhận xét ghi điểm III / Bài mới : Hoạt động 1 : Nhà ở của người dân - GV treo bản đồ phân bố dân cư Việt Nam - Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào? - Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? - Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? - GV nhận xét chốt ý đúng Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận dựa theo gợi ý sau: - Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt? - Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? - Trong lễ hội, người dân thường có những hoạt động nào? - Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Bài học SGK IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - HS trả lời các câu hỏi SGK - GV nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Hát - 2 - 3 HS nêu - Dân tộc kinh, chăm, hoa, khơ me sinh sống. - (HS khá giỏi) - Làm nhà dọc theo sông ngòi kênh rạch , nhà ở đơn sơ . - (HS khá giỏi) - Là xuồng ghe - HS thảo luận trả lời câu hỏi - Áo bà ba và chiếc khăn rằn - Để cầu được mùa và những và những điều may mắn trong cuộc sống . - Vui chơi và nhảy múa . - Lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang, hội Xuân núi Bà (Tây Ninh) - HS trình bày kết quả trước lớp - Vài HS đọc KỸ THUẬT ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA A.MỤC TIÊU : - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. B.CHUẨN BỊ : - Tranh phóng to trong SGK. - Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa. - Kể những vật liệu chủ yếu được dùng khi gieo trồng rau, hoa. - Kể những dụng cụ để gieo trồng và chăm sóc rau, hoa. - GV nhận xét. III / Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và nêu mục đích của bài học: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa. b .Hướng dẫn + Hoạt động 1: Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, hoa. - Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào? - GV chốt ý + Hoạt động 2: Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa. a ) Nhiệt độ: - Nhiệt độ không khí không có nguồn gốc từ đâu? - Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau? Ví dụ? - Nêu 1 số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau. - GV nhận xét và chốt: Mỗi loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp phải chọn thời điểm thích hợp trong năm để gieo trồng. b. Nước: - Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? - Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? - Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước. c. Anh sáng: - Cây nhận ánh sáng từ đâu? - Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa? - Cho HS quan sát cây trong bóng râm em thấy hiện tượng gì? - Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào? d. Chất dinh dưỡng: - Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm, lân, kali, canxi... => Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cha cây là phân bón. Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất. - GV chốt: Trồng cây thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách bón phân. Tùy loại cây mà dùng phân bón phù hợp. e. Không khí: - Nêu nguồn cung cấp không khí cho cây. - Làm thế nào có đủ không khí cho cây. - GV chốt: Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp. Thiếu không khí cây phát triển chậm, năng suấ thấp. - GV chốt: Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây. IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa. 2 – 3 HS trả lời. - HS quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2 SGK. - Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí. - HS đọc SGK. - Từ Mặt Trời - Không giống nhau, mùa đông nhiệt độ thấp hơn mùa hè - Mùa đông trồng bắp cải, su hào... - Mùa hè trồng rau muống, rau dền, mướp... - Từ đất, nước mưa, không khí... - Hòa tan chất dinh dưỡng torng đất, rễ cây hút dễ dàng, tham gia vận chuyển các chất và điều hòa nhiệt độ trong cây. - Thiếu nước cây héo. Thừa nước cây bị úng. - HS quan sát tranh. - Từ Mặt trời. - Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây. - Thân yếu ớt, lá xanh nhạt. - Trồng rau, hoa ở nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách. - HS quan sát cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ chậm lớn, còi cọc. Cây thừa chất dinh dưỡng mọc nhiều lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp. - HS quan sát tranh. - Lấy không khí từ bầu không khí quyển và không khí có trong đất. - Trồng cây ở nơi thoáng, xới đất cho tơi xớp. - HS đọc ghi nhớ. TOÁN(ÔN) ÔN TẬP VỀ BẢNG NHÂN 2,3,4,5. I. MỤC TIÊU: - Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3. Áp dụng bảng nhân 3 để giải các bài toán có liên quan. -Rèn kĩ năng làm toán nhanh, chính xác. II.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1/Kiểm tra: H. lập bảng nhân 3 bằng trò chơi truyền điện. 2/Thực hành: *Bài 1: Ra để y/c H. đọc đề và tự làm bài Tính( Theo mẫu) 3cm 2 = 6 cm 3kg 4 = 3dm 6 = 3kg 7 = 3cm 5 = 3kg 8 = - Gọi 2 H. lên bảng chữa bài, Y/C H. khác nhận xét. *Bài2: Tính 3 6 = 3 8 = 3 2 + 3 = 3 3 + 3 = 3 5 +76 = 3 7 + 59 = - Y/C H. nêu cách tính và tính. - Gọi 2 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở - Y/C H. nhận xét * Bài 3: Một xe xích lô có 3 bánh. Hỏi 5 xe xích lô có bao nhiêu bánh xe? Hãy giải bằng 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân - Y/C H. đọc đề, phân tích đề, nhận dạng đề. - Gọi 1 H. lên bảng làm bài. Y/C H. làm bài vào vở. * Bài 4: Mỗi ngày em học trong 3 giờ. Hỏi trong 1 tuần em học trong bao nhiêu giờ? ( Một tuần là 5 ngày học ) -Y/C H. đọc đề, phân tích đề, nhận dạng bài toán - Y/C H. làm bài tập: 1 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. -Y/C H. nhận xét bài bạn làm 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - 1 H. đọc đề, nêu y/c của đề - Thực hành làm bài cá nhân. - Đổi vở kiểm tra nhau. - 1 H. đọc đề nêu cách tính và tính - Thực hành làm bài theo y/c. -1 H. đọc đề, nêu tóm tắt và dạng bài toán. 1 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở Bài giải a/ 5 xe ô tô có số bánh xe là: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15( Bánh xe) Đáp số: 15 bánh xe b/5 xe ô tô có số bánh xe là: 3 5 = 15( bánh xe) Đáp số: 15 bánh xe - 1 H. đọc đề, nêu miệng tóm tắt và nêu dạng bài. - H. thực hành làm bài Bài giải Số giờ em học trong 1 tuần là: 3 5 = 15(giờ) Đáp số: 15 giờ

File đính kèm:

  • docTuần 21.doc
Giáo án liên quan