Giáo án Khoa học tuần 20 lớp 4

Khoa học

Tiết 39: Bài 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

I.MỤC TIÊU:

-Biết thế nào là không khí bị ô nhiễm.

-Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiểm không khí: khói khí độc, các loại bụi,

-Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.

*Kĩ năng sống – phương pháp dạy học:

+Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin các hành động gây ô nhiểm không khí – động não theo nhóm.

+Kỹ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí – kỹ thuật hỏi trả lời.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

-Hình trang 78-79 SGK.

-Sưu tầm các tranh ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, không khí bị ô nhiễm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học tuần 20 lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20: Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013 Khoa học Tiết 39: Bài 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I.MỤC TIÊU: -Biết thế nào là không khí bị ô nhiễm. -Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiểm không khí: khói khí độc, các loại bụi, -Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch. *Kĩ năng sống – phương pháp dạy học: +Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin các hành động gây ô nhiểm không khí – động não theo nhóm. +Kỹ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí – kỹ thuật hỏi trả lời. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Hình trang 78-79 SGK. -Sưu tầm các tranh ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, không khí bị ô nhiễm. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: (4’) -HS1: Gió được phân chia thành mấy cấp? Từ cấp nào đến cấp nào? -HS2: Nêu một số cách phòng chống bão. -GV nhận xét, ghi điểm. -GV nhận xét bài cũ. 2.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a.Khám phá: (3’) -Thế nào là không khí bị ô nhiễm? -Những nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? -Ghi câu trả lời của HS lên bảng. -Nêu mục tiêu bài hoc, giới thiệu tên bài học: Không khí bị ô nhiễm. ghi tên bài học. b.Kết nối: Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí bị ô nhiễm (10’) *Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí – động não theo nhóm. *Mục tiêu: Hs phân biệt được không khí trong sạch và không khí bị ô nhiễm. *Cách tiến hành: wBước 1: Làm việc theo cặp. -Yêu cầu hs lần lượt quan sát các hình trang 78-79 sgk và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? Và cho biết nơi nào không khí trong sạch và nơi nào không khí ô nhiễm? wBước 2: Làm việc cả lớp. -Cho HS trình bày kết quả thảo luận. -Yêu HS nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. -Nhận xét, kết luận: +Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người. +Không khí ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khỏe con người và các sinh vật khác. Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí (13’) *Kỹ năng xác định bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí – Kỹ thuật hỏi *Mục tiêu: HS biết nêu ra những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí. *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS liên hệ thực tế và thảo luận những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. -Yêu cầu HS nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở địa phương. -Cho HS nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm. -Nhận xét, kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: +Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi-măng,) +Do khí độc: Sự lên men thối của xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu, xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hóa học, c.Thực hành Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? (5’) *Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để xác định được một số việc nên / không nên làm để bảo vệ bầu không khí. *Cách tiến hành: -Cho HS lần lượt xem từng bức tranh có nội dung bầu không khí trong lành và các bức tranh có nội dung bầu không khí ô nhiễm. -Nêu đồng tình cho HS giơ thẻ đỏ, không đồng tình cho HS giơ thẻ xanh. -Nhận xét. d.Vận dụng -Gọi HS đọc phần bạn cần biết. -Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. -HS trả lời câu hỏi. -HS trả lời câu hỏi. -HS nhắc lại tên bài học. -HS làm việc với sgk. -Đại diện vài HS lên trình bày. -Lớp nhận xét bổ sung. -HS nhắc lại. - HS liên hệ thực tế phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét bổ sung -HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung. -HS nêu. -HS nhắc lại kết luận. -HS xem tranh. -HS giơ thẻ. -HS đọc. -HS nhắc lại. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) *GDBVMT: Không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều khí thải, khí độc hại, cần phải mang khẩu trang hoặc những phương tiện bảo hộ. -Về nhà xem lại bài học, học thuộc mục bạn cần biết; chuẩn bị bài sau: Bảo vệ bầu không khí trong sạch. -Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docxkhoa hoc tuan 20.docx