Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
- Giaie thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
II. Đồ dùng dạy- học:- 1 chai đựng nước sông hay hồ, ao, 1 chai nước giếng l -2 chai không.
- 2 phểu lọc nước, bông, 1 kính lúp.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật?
? Nước có vai trò gì trong đời sống sản xuất nông nghiệp và công nghiệp? Cho ví dụ.
2.Dạy bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học - Tuần 13: Nước bị ô nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần13 Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2007.
Khoa học
Nước bị ô nhiễm.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
- Giaie thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
II. Đồ dùng dạy- học:- 1 chai đựng nước sông hay hồ, ao, 1 chai nước giếng l -2 chai không.
- 2 phểu lọc nước, bông, 1 kính lúp.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật?
? Nước có vai trò gì trong đời sống sản xuất nông nghiệp và công nghiệp? Cho ví dụ.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Làm thế nào để chúng ta biết đựoc đâu là nước sạch, đâu là nước ô nhiễm, các em cùng là thí nghiệm.
b.Tìm hiểu bài:
* Một số đặc điểm của nước trong tự nhiên:
HS đọc các mục quan sát và thực hành trang 52 SGK để tiến hành làm thí nghiệm-> rút ra kết luận: nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẫn đục.
Lưu ý: Nước hồ ao có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh.
- Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong.
* Tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch: Nhóm.
Tiêu chuẩn đánh giá.
Nước bị ô nhiễm.
Nước sạch.
Màu.
Có màu, vẫn đục.
Không màu, trong suốt.
Mùi.
Có mùi hôi.
Không mùi.
Vị.
Không vị.
HS rút ra ghi nhớ – HS đọc SGK.
3. Củng cố- dặn dò: vài em đọc mục Bạn cần biết.
Luyện Tiếng Việt
Luyện Chính tả.
I. Mục tiêu:- HS viết đúng chính tả hai đoạn đầu bài Người tìm đường lên các vì sao.
- Hoàn thành bài tập ở vở luyện Tiếng Việt.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện viết.
- HS đọc hai đoạn đầu bài Người tìm đường lên các vì sao, HS theo dõi SGK.
- GV đọc từng câu để HS viết.
- GV đọc lại một lần để HS khảo bài.
HĐ2: Làm bài tập ở vở luyện Tiếng Việt.
HS làm bài, GV theo dõi để bổ cứu thêm.
HĐ3: Chữa bài.
GV gọi vài em trình bày, cả lớp theo dõi, bổ cứu thêm.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Luyện Toán
Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
I. Mục tiêu:Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Vài em nhắc lại cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
Lưu ý HS khi thực hiện nên nhân nhẩm với 11.
Bài 3: HS tự tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
Bài 4: 1 em đọc đề bài, các nhóm trao đổi-> rút ra kết luận.
HĐ2: Chữa bài.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà hoàn thành bài tập.
Thứ tư, ngày 28 tháng 11 năm 2007.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I.Mục tiêu:
- HS chọn được mọt câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: 1 em kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về người có nghị lực.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể một câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta
b.Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một em đọc đề bài.
- GV chép đề, gạch chân từ quan trọng.
- Ba em tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Ba em nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
- GV nhắc HS: Lập nhanh dàn ý câu chuyện trước khi kể.
- GV khen HS chuẩn bị bài tốt.
c. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Thi kể chuyện trước lớp.
3.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà kể lại câu chuyện vừa kể trước lớp.
Luyện toán
Nhân với số có ba chữ số (tiết 2).
I.Mục tiêu: giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. Họat động dạy- học:
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài1: HS đặt tính rồi tính.
Bài2: HS tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích ví sao sai?
Bài3: HS nhận xét để điền đúng các chữ số còn thiếu ở mỗi thừa số.
Bài4: Vài em nhắc lại công thức và quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
HĐ2: chữa bài.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà hoàn thành bài tập.
Luyện âm nhạc ( Cô Hương dạy)
Thứ năm, ngày 29 tháng 11 năm 2007.
Địa lí
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
- Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức.
+ Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy- học: tranh, ảnh về nhà ở truyền thống văn hoá của dân tộc.
III Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Các hoạt động:
*Chủ nhân của đồng bằng:
HĐ1: Làm việc cả lớp:Dựa vào SGK
? Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
? Người dân sống ở đồng băng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
HĐ2: Thảo luận nhóm. Dựa vào SGK + tranh, ảnh trả lời:
? Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
? Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
? Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
? Ngày nay nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thay đổi như thế nào?
* Trang phục và lễ hội:
HĐ3: Thảo luận nhóm. Dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ và thảo luận
? Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
? Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? nhằm mục đích gì? trong lễ hội có những hoạt động gì? kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng băng Bắc Bộ?
GV: trang phục nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen. Của nữ là váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yểm đỏ, lưng thắt ruột tượng(khăn lụa dài), đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
3.Củng cố- dặn dò: Vài em đọc ghi nhớ, về nhà học bài và xem bài hôm sau.
Mĩ thuật ( Cô Viên dạy )
Luyện Tiếng Việt
Luyện từ và câu.
I. Mục tiêu:
- HS biết xác định được câu hỏi của bố, câu hỏi nào là của bé trong truyện vui : Nơi sinh.
- Biết đặt câu hỏi với câu văn cho trước trong trong đoạn văn.
II Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập:
HS làm bài tập ở vở luyện Tiếng Việt, GV theo dõi.
Bài 1: Một em đọc đề, HS theo dõi- suy nghĩ và làm bài.
Bài 2: 1 em đọc yêu cầu và đoạn văn, GV lưu ý trước khi làm.
HĐ2: Chữa bài.
Vài em trình bày bài làm của mình, cả lớp theo dõi và bổ sung.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 11 năm 2007.
Luyện Toán
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: Giưp HS ôn tập, củng cố về:
- Các đơn vị đo : Khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và đã học ở lớp 4.
- Nhân với số hai, ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài2: HS đặt tính rồi tính,
Bài3: HS tự làm bài rồi chữa bài.GV lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp đế làm.
Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý HS về hai cách giải.
(Khá): Một khu đất hình vuông có chu vi là 1468m. Tính diện tích của khu đất đó.
Luyện Tiếng Việt
Luyện Tập làm văn.
I. Mục tiêu:
- HS kể được câu chuyện ngắn gắn với một trong những chủ điểm đã học.
- Biết chỉ ra những nhân vật, tính cách của nhân vật có trong câu chuyện. Nêu được ý nghĩa, phần mở đầu và kết thúc câu chuyện.
II. Hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài 1: 1 em đọc yêu cầu của đề bài.GV nhắc nhở trước khi làm.
Bài 2: 1 em đọc các yêu cầu của đề bài, GV lưu ý trước khi làm.
HĐ2: Chữa bài.
Vài em đọc bài làm của mình, cả lớp theo dõi, bổ sung.
3.Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Sinh hoạt
Sơ kết tuần 13.
I.Mục tiêu: Qua giờ học cho HS thấy được những ưu, khuyết trong tuần.
Hướng khắc phục và kế hoạch tuần tới.
II.Nội dung:
- GV nhận xét chung tình hình của lớp cũng như của trường trong tuần qua.
- Nêu những mặt đã làm được và chưa làm được của lớp trong tuần.
- Hướng khắc phục của lớp.
- GV phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Đọc xếp loại qua sổ theo dõi của tổ.
File đính kèm:
- tuan 13 chieu.doc