A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật & thực vật. Con người cần gì để duy trì sự sống.
- Nắm được sự trao đổi chất ở người & vẽ được sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
B. Đồ dùng dạy học
- Sách bài tập
- Bảng phụ BT 1
C. Các hoạt động dạy và học
39 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học - Tiết 1: Luyện tập kiến thức (tiết 1, 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bằng Bắc Bộ?
Câu 9: Kể về nhà ở, làng xóm, lễ hội của người dân ở ĐBBB
D- Các hoạt động nối tiếp
- Về học bài chuẩn bị kiểm tra định kì.
Khoa học ( tăng )
Tiết 17: Ôn tập học kì I
A. Mục tiêu:
- HS ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì I.
- Làm đề cương ôn tập cho từng câu hỏi.
- Rèn kĩ năng trình bày bài ngắn gọn, đủ ý.
B. Đồ dùng dạy học
- Sách khoa học
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Ôn tập theo hệ thống câu hỏi
Câu 1: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trườngvà thải ra môi trường những gì?
Câu 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.
Câu 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Câu 4: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Câu 5: Nước có những tính chất gì?
Câu 6: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Câu 7: Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
Câu 8: Nước cần thiết cho sự sống như thế nào?
Câu 9: Thế nào là nước bị ô nhiễm? Thế nào là nước sạch?
Câu 10: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
Câu 11: Một số cách làm sạch nước?
Câu 12: Để bao rvệ nguồn nước gia đình bạn nên và không nên làm gì?
Câu 13: Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
* Trình bày câu trả lời
HS làm đề cương ôn tập.
- Đọc phần trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
D. Hoạt động nối tiếp
- Về học bài chuẩn bị kiểm tra định kì.
Lịch sử & Địa Lí ( Tăng )
Tiết 19: Luyện tập kiến thức tiết 19
A- Mục tiêu:
- Thấy tình hình nước ta cuối thời Trần.
- Biết đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta.
- Vận dụng làm bài tập tốt.
B- Đồ dùng dạy học
- VBT Địa lí, Lịch sử.
C- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: - Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
- ĐBNB do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
III- Bài mới:
* VBT Lịch sử:
Bài 1( 22): Viết ngắn gọn về tình hình nước ta cuối thời Trần?
Bài 2 ( 22 ):
a) Năm 1400, nhà Hồ thay cho nhà Trần trong trường hợp?
b) Những chính sách tiến bộ của Hồ Quý Ly?
Bài 3( 23 ): Điền từ ngữ vào chỗ trống cho thích hợp.
* VBT Địa lý
Bài 1 (34 ): Điền vào lược đồ các sông, các địa danh?
Bài 2 ( 34): a) Đồng bằng Nam Bộ do các sông nào bồi đắp nên?
b) Những loại đất nào có nhiều ở ĐBNB?
Bài 3: ( 35): Điền chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai
- Vài HS nêu
- Nhận xét.
- HS làm VBT - Chữa bài miệng:
+ Vua quan: ........
+ Nhân dân( nông dân, nô tỳ): ..........
- HS đánh dấu X vào trước ý đúng:
+ Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần.
+ Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi.
+ Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.
+ Những năm có nạn đói, các nhà giàu buộc phải bán thóc cho dân và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- HS làm VBT
- thay thế- thực sự tài giỏi - thường xuyên - ruộng - trả lại - nộp - nhà giàu - chữa bệnh.
- HS dựa vào lược đồ làm VBT
- HS đánh dấu X vào trước ý đúng:
+ sông Mê Công và sông Đồng Nai
+ Đất phù sa, đất phèn, đất mặn
- HS làm VBT
+ Đ
+ S
+ Đ
D- Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: - Tình hình nước ta cuối thời Trần?
2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau
Lịch sử & Địa Lí ( Tăng )
Tiết 20: Luyện tập kiến thức tiết 20
A- Mục tiêu:
- Thấy được ý nghĩa của chiến thắng Chi lăng đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
- Biết các dân tộc sống ở ĐBNB.
- Vận dụng làm bài tập tốt.
B- Đồ dùng dạy học
- VBT Địa lí, Lịch sử.
C- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: - Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
- Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?
III- Bài mới:
* VBT Lịch sử:
Bài 1 ( 23 ):
- Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược?
Bài 2( 24 ): Điền từ ngữ vào chỗ trống cho thích hợp.
Bài 3( 24) : Trận Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
* VBT Địa lý
Bài 1 (35 ):
- Các dân tộc sống ở ĐBNB chủ yếu là?
- ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà..?
- Phương tiện đi lại phổ biến của người dân miền Tây Nam Bộ...?
Bài 2 ( 32): - Điền tên dưới mỗi hình cho đúng
Bài 3: ( 36): Hãy kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBNB?
- Vài HS nêu
- Nhận xét.
- HS đánh dấu X vào trước ý đúng:
+ Minh.
- HS làm VBT
- nghênh chiến - giả vờ thua - bì bõm - bỗng nhiên - sườn núi - vun vút.
- HS làm VBT, vài em nêu:
- HS đánh dấu X vào trước ý đúng:
+ Người Kinh, Chăm, Hoa.
+ Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.
+ Xuồng, ghe.
- HS dựa vào hình vẽ làm VBT
+ Chùa của người Khơ me.
+ Lễ hội Bà Chúa Xứ ( An Giang )
+ Đua ghe Ngo trong lễ hội của đồng bào Khơ- me.
- HS làm VBT
D- Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: - Kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?
- Kể về một lễ hội của người dân ĐBNB mà em biết qua đài, báo, ti- vi?
2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau
Lịch sử & Địa Lí ( Tăng )
Tiết 21: Luyện tập kiến thức tiết 21
A- Mục tiêu:
- Nắm được bản đồ Hồng Đức là bản đồ đầu tiên của nước ta và nắm được nội dung chính của bộ luật Hồng Đức.
- Thấy được ĐBNB là vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thuỷ sản lớn nhất cả nước.
- Vận dụng làm bài tập tốt.
B- Đồ dùng dạy học
- VBT Địa lí, Lịch sử.
C- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: - Tại sao nói nhà vua có uy quyền tuyệt đối?
- Nêu VD cho thấy ĐBNB là nơi SX lúa gạo, trái cây, thuỷ sản lớn.....?
III- Bài mới:
* VBT Lịch sử:
Bài 1 ( 24 ):
Bài 2( 25 ): Nêu những sự việc thể hiện uy quyền tuyệt đối của nhà vua?
Bài 3( 25) :
a) Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
b) Ngày nay, Nhà nước ta còn kế thừa những nội dung cơ bản nào của Bộ luật Hồng Đức?
* VBT Địa lý
Bài 1 (37 ):
- Vẽ mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho đúng
Bài 2 ( 37): - Sắp xếp các hình theo đúng quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu?
Bài 4: ( 39): Điền tiếp các từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp.
- Vài HS nêu
- Nhận xét.
- Dựa vào SGK để hoàn thành bảng
- HS làm VBT
+ Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội.
- HS đánh dấu X trước ý đúng:
+ Cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
+ Bảo vệ chủ quyền Quốc gia
+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- HS làm VBT, vài em nêu:
- HS làm VBT, vài em nêu:
+ Gặt lúa - Tuốt lúa - Phơi thóc - Xay sát gạo và đóng bao - Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
- HS làm VBT; vài em đọc sau khi điền:
+ Thứ tự: cá, tôm và các hải sản khác - dày đặc - thuận lợi - việc nuôi và đánh bắt - lớn nhất - giàu lên - cá, tôm.
D- Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: - Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
- Kể về những loại trái cây ở ĐBNB?
2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau
Lịch sử & Địa Lí ( Tăng )
Tiết 22: Luyện tập kiến thức tiết 22
A- Mục tiêu:
- Nắm được giáo dục thời Hậu Lê
- Thấy được ĐBNB có công nghiệp phát triển nhất nước ta.
- Vận dụng làm bài tập tốt.
B- Đồ dùng dạy học
- VBT Địa lí, Lịch sử.
C- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: - Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Kể tên các sản phẩm công nghiệp của ĐBNB?
III- Bài mới:
* VBT Lịch sử:
Bài 1 ( 25 ):
- Thời nhà Lý, nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám để ...?
- Thời nhà Trần...?
- Thời Hậu Lê...?
Bài 3( 26 ):
- Nội dung thi cử và học tập dưới thời Hậu Lê là?
- Bia đá dựng ở Văn Miếu để khắc tên tuổi người...?
* VBT Địa lý
Bài 1 (39 ):
- Điền tiếp nội dung thích hợp vào các ô của sơ đồ?
Bài 3 ( 40): Viết một đoạn văn ngắn mmô tả về chợ nổi trên sông
Bài 4: ( 39): Điền tiếp các từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp.
- Vài HS nêu
- Nhận xét.
- Dựa vào SGK để hoàn thành nội dung:
+ Làm trường đào tạo nhân tài.
+ Việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.
+ giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ.
- HS đánh dấu X trước ý đúng:
+ Nho giáo
+ Đỗ tiến sĩ
- HS làm VBT, vài em nêu:
+ Nhiều lao động
+ nhiều nhà máy
+ phát triển mạnh nhất nước ta
- HS làm VBT, vài em đọc đoạn văn.
- HS làm VBT; vài em đọc sau khi điền:
+ Thứ tự: sông - xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về - các chợ nổi - tấp nập - rau quả, thịt, cá, quần áo,..
D- Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: - Nhà Hậu Lê đã làm những việc gì để phát triển giáo dục?
- Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng ở ĐBNB?
2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau
Lịch sử & Địa Lí ( Tăng )
Tiết 23: Luyện tập kiến thức tiết 23
A- Mục tiêu:
- Nắm được tên các nhà văn, nhà thơ, tên 1 số tác phẩm tiêu biểu của thời Hậu Lê;
- Chỉ được vị trí của TP HCM trên bản đồ; nêu được dẫn chứng thể hiện TP HCM là trung tâm KT; VH; KH lớn.
- Vận dụng làm bài tập tốt.
B- Đồ dùng dạy học
- VBT Địa lí, Lịch sử.
C- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS làm các bài tập
* VBT Lịch sử:
Bài 1 ( 26 ):
- Thời Hậu Lê, văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu thế?
Bài 2( 26 ):
- Tên các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thời Hậu Lê?
Bài 4( 27 ): Điền các từ ngữ vào chỗ trống
Bài 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn về một đường phố hoặc một trường học mang tên các nhà văn tiêu biểu thời Hậu Lê?
* VBT Địa lý
Bài 1 (39 ):a) Điền vào lược đồ các địa danh?
b) Từ TP HCM có thể đi tới các nơi khác bằng?
- TP HCM là trung tâm công nghiệp...?
Bài 2 ( 42): Thành phố Sài Gòn được mang tên là TP HCM từ năm nào?
- HS đánh dấu vào ô trước ý trả lời
+ Chữ Nôm
- HS đánh dấu vào ô trước ý trả lời
+ Nguyễn Trãi
+ Lê Thánh Tông
+ Nguyễn Mộng Tuân.
+ Lý Tử Tấn
- HS điền VBT
Thứ tự: Hậu Lê; thành tựu; tiêu biểu.
- Hs làm VBT; đọc miệng đoạn văn; nhận xét.
- Dựa vào SGK để hoàn thành nội dung:
- HS nêu miệng:
+ Đường ô tô
+ Đường hàng không
+ Đường sắt
+ đường biển
+ Lớn nhất nước ta
+ Năm 1976
D- Các hoạt động nối tiếp
1. Củng cố: - Hãy nêu dẫn chứng TP HCM là:
+ Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước?
+ Trung tâm văn hoá, khoa học lớn?
2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- Lsu & Dia 4( +).doc