Giáo án Khoa học: Tại sao có gió?

KHOA HỌC

TẠI SAO CÓ GIÓ?

I. Mục tiêu:

- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.

- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.

- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình vẽ trang 74, 75 SGK, chong chóng cho mỗi HS.

- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm

 + Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74- SGK.

 + Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học: Tại sao có gió?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 9 tháng 1 năm 2012 Khoa học Tại sao có gió? I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. - Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trang 74, 75 SGK, chong chóng cho mỗi HS. - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm + Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74- SGK. + Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương. III. Hoạt động dạy và học: A.Bài cũ: - Nêu vai trò của không khí đối với sự sống. - Hai HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 trang 74 SGK và hỏi: - Nhờ đâu lá cây lay động, cái diều bay? * Hoạt động 1: Chơi chong chóng. Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. Bước 1: Tổ chức, hớng dẫn: - GV kiểm tra chong chóng của HS và giao nhiệm vụ cho các em trước khi ra sân chơi chong chóng; Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi. - Trong khi chơi tìm hiểu: + Khi nào chong chóng không quay? Khi nào chong chóng quay? + Khi nào chong chóng quay nhanh(quay chậm)? Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm yêu cầu chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh. - HS ra sân chơi theo nhóm - GV bao quát, kiểm tra hoạt động của các nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi, phát hiện để tìm cách trả lời câu hỏi trên. Bước 3: Làm việc trong lớp. - Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích: + Tại sao chong chóng quay? + Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm? Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chong quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. - HS nhắc lại kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. HS biết giải thích đợc tại sao có gió. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV chia nhóm, các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng. - Yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 74 SGK để nắm cách làm thí nghiệm. Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. * Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. - HS giải thích đợc tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. Bước 1: Tổ chức và hớng dẫn: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: quan sát, đọc thông tin ở mục “ Bạn cần biết” trang 75 SGK và những kiến thức thu được từ hoạt động 2 để trả lời câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? Bước 2: HS làm việc cá nhân, thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên. Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc. *Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm. C.Củng cố, dặn dò: GV tổng kết bài. GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docBAI 37 TAI SAO CO GIO.doc