Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 34

TIẾT 5: KHOA HỌC

BÀI 69: Ôn tập: Thực vật và động vật ( TIẾT 1).

I. Mục tiêu:

- Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.

- Phân tích vai trò của con người với tư cách một mắt xích của chuổi thức ăn trong tự nhiên

II. Đồ dùng dạy học.

 - Giấy khổ rộng và bút vẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: Khoa học Bài 69: Ôn tập: Thực vật và động vật ( Tiết 1). I. Mục tiêu: - Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích vai trò của con người với tư cách một mắt xích của chuổi thức ăn trong tự nhiên II. Đồ dùng dạy học. - Giấy khổ rộng và bút vẽ. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn? - 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn. * Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs quan sát hình sgk/134. - Cả lớp quan sát. ? Nêu những hiểu biết của em về cây trồng và vật nuôi trong hình? - Hs nêu: + Cây lúa: ăn nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hoà tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, chim, gà, ... + Chuột : ăn lúa, ngô, gạo, ...và là thức ăn của hổ mang, đại bàng, ... (Tương tự với các con vật khác). ? Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ sinh vật nào? -...bắt đầu từ cây lúa. - Tổ chức hs hoạt động theo N4: - N4 hoạt động. - Dùng mũi tên và chữ thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình và giải thích sơ đồ: - Cả nhóm vẽ và lần lượt giải thích sơ đồ. - Trình bày: - Gv nx và khen nhóm trình bày tốt. - Các nhóm dán sơ đồ lên và cử đại diện lên giải thích. - Nhóm khác nx, bổ sung. * Gv kết luận dựa trên sơ đồ: Gà Đại bàng Cây lúa Rắn hổ mang Chuột đồng Cú mèo 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, Vn ôn tập tiếp. *************************************** Tiết 2: Khoa học Bài 70: Ôn tập: Thực vật và động vật ( Tiết 2). I. Mục tiêu: Ôn tập về: -Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Giải thích sơ đồ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã? - 2 hs lên giải thích. - Lớp nx, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Vai trò của con người trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên. * Mục tiêu: Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs quan sát hình sgk/136, 137. - Cả lớp quan sát. ? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7, 8, 9? - Hình 7: người đang ăn cơm và t ăn. - Hình 8: Bò ăn cỏ. - Hình 9: Các loài tảo - cá - cá hộp (thức ăn của người). ? Dựa vào các hình trên bạn nói về chuỗi thức ăn? - Hs trao đổi theo N2. - Trình bày: - Đại diện nhóm lên trình bày , lớp nx, trao đổi, bổ sung. - Gv nx chung, chốt ý đúng: Các loài tảo - Cá - người Cỏ - bò - người. ? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến hiện tượng gì? - Cạn kiệt các loài Đv, TV, môi trường sống sống của ĐV,TV bị phá. ? Điều gì xảy ra nếu 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? -...ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn, nếu không có cỏ thì bò bị chết, con người không có thức ăn.... ? Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất? - ...có vai trò quan trọng. TV là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ TV. ? Con người làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên? - ...bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ TV và ĐV. * Kết luận: Gv chốt ý trên. 3. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học, vn tiếp tục ôn bài. **********************************************8

File đính kèm:

  • docKhoa hoc L4 Tuan 34 CKT.doc
Giáo án liên quan