Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 22

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

I.Mục tiêu

-KT:Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng, )

-KN: Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.

 Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.

-T Đ: Có ý thức sử dụng âm thanh trong cuộc sống.

II.Đồ dùng dạy học

 -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.

 -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.

 -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.

 -Máy ghi âm (điện thoại di động)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I.Mục tiêu -KT:Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu : tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng,) -KN: Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh. Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình. -T Đ: Có ý thức sử dụng âm thanh trong cuộc sống. II.Đồ dùng dạy học -HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau. -Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống. -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK. -Máy ghi âm (điện thoại di động) III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định 2.KTBC +Mô tả thí nhgiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí. +Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ? Cho VD. 3.Giới thiệu bài mới: Giới thiệu, ghi đề bài. 4.Bài học: a. Vai trò của âm thanh trong cuộc sống -Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. -Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. -Gọi HS trình bày. Yêu cầu HS các nhóm khác theo dõi để bổ sung những ý kiến không trùng lặp. -GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta? Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thường thức âm nhạc,.. b. Em thích và không thích những âm thanh nào? Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào ? Vì sao lại như vậy ? -Hướng dẫn HS lấy 1 tờ giấy và chia thành 2 cột: thích – không thích sau đó ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp. -GV kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi âm lại âm thanh có ích lợi như thế nào ? các em cùng học tiếp. c. Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh -GV hỏi: Em thích nghe bài hát nào ? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào ? -GV bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi mà các em thích. -GV hỏi: +Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ? +Hiện nay có những cách ghi âm nào? -Tiến hành cho HS lên hát vào băng trắng, ghi âm lại rồi sau đó bật cho cả lớp nghe. -Gọi HS đọc mục bạn cần biết thứ 2 trang 87. -GV nêu: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của các nhà bác học, đã để lại cho chúng ta những chiếc máy ghi âm đầu tiên. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD, máy ghi âm, điện thoại. 3.Củng cố -GV cho HS chơi trò chơi: “Người nhạc công tài hoa” -GV hướng dẫn các nhóm làm nhạc cụ: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Các nhóm luyện để có thể phát ra nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau. -Tổ chức cho các nhóm biểu diễn. -Kết luận: khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn. 4.Dặn dò -Chuẩn bị bài tiết sau. -Nhận xét tiết học. -HS lên trả lời câu hỏi. -HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh ghi vào giấy. -HS trình bày: +Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, HS nghe được giáo viên giảng bài, GV hiểu được HS nói gì. +Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu +Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc dìu dặt -Âm thanh rất quan trọng đối với cuộc sống. -HS nghe và suy nghĩ câu hỏi. -Hoạt động cá nhân. -Vài HS trình bày ý kiến của mình. -HS nghe. -HS trả lời theo ý thích của bản thân. -HS thảo luận theo cặp và trả lời: +Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước. +Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó. +Hiện nay người ta có thể dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh. -HS nghe và làm theo hướng dẫn của GV. -HS nối tiếp nhau đọc. -HS nghe. -HS nghe phổ biến. -HS tham gia biểu diễn. -HS nghe. ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo) I.Mục tiêu Giúp HS : -KT: Biết được một số loại tiếng ồn. -KN: Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống. -T Đ: Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. II.Đồ dùng dạy học -Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn. -Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK. -Các tình huống ghi sẵn vào giấy. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định 2.KTBC +Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ? +Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ? 3.Bài mới *Giới thiệu bài: -Giới thiệu, ghi bảng. ØHoạt động 1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn -Yêu cầu : Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi: +Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ? +Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ? -GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ? -Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. ØHoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống -Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi: +Tiếng ồn có tác hại gì ? +Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? -Kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ. Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính. ØHoạt động 3: Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn -Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. -3.Củng cố -GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai” -GV đưa ra tình huống : -Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai. -GV cho HS nhận xét và tuyên dương. 4.Dặn dò -Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu. -Nhận xét tiết học. -Hs ht -HS trả lời. -HS thảo luân nhóm 4, trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy. -HS trình bày kết quả: -HS trả lời: Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra. -HS thảo luận nhóm ngẫu nhiên. -Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi: -Hoạt động theo nhóm 4. +Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai. +Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh. -HS nghe. -HS thảo luận cặp đôi. -HS trình bày kết quả; -HS tham gia trò chơi. -HS nghe. -HS đóng vai. -HS nhận xét, tuyên dương bạn.

File đính kèm:

  • docKH 4 Tuan 22.doc
Giáo án liên quan