CHỦ ĐIỂM: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Khoa học
Tiết 1: Sự sinh sản
Những kiến thức HS đã được biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới cần được
hình thành cho HS
- Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, có những đặc điểm giống bố mẹ. - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
- Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy - học
- Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK)
- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi "Bé là con ai ?" (Đủ dùng theo nhóm) gồm 5 -7 hình bố, mẹ; 5 -7 hình bé có đặc điểm giống bố, mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng:
14 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tiết 1 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ: Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, ngoại trưởng Mỹ Rice, tổng thông Philippin, nhà bác học Ma-ri-quy-ri, nhà báo Tạ Bích Loan,.....
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.................................................................
.................................................................
Tuần 2
Khoa học
Tiết 3: Nam hay nữ (tiếp)
Những kiến thức HS đã được biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được
hình thành cho HS
- Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
- Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
- Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trang 6 -7 SGK, hình 3 - 4 phóng to (nếu có điều kiện).
- Giấy khổ A4, bút dạ.
- Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung ba cột: | Nam | Cả nam và nữ | Nữ | cho trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" theo cột.
- HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).
- Mô hình người nam và nữ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Khởi động
*Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm về nam và nữ
2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
3. Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kỹ thuật.
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai.
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có tinh thần học tham gia
*Hoạt động 5: Liên hệ thực tế xây dựng bài.
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không?
- Gọi HS trình bày. Gợi ý HS lấy ví dụ trong lớp, trong gia đình, hay những gia đình mà em biết
* Hoạt động nối tiếp
+ Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
+ Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết (trang 7, trang 9 SGK) và chuẩn bị bài sau.
2. Đàn ông không phải là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. Việc kiếm tiền là trách của mọi thành viên trong gia đình.
3. Đàn ông là trụ cột gia đình nhưng gia đình không phải là do một mình đàn ông làm chủ. Mọi hoạt động trong gia đình phải có sự bàn bạc thống nhất giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái.
4. Nghề nghiệp là sự lựa chọn theo sở thích và năng lực của mỗi người. Con gái cũng có thể làm kỹ thuật giỏi, con trai cũng có thể trở thành những đầu bếp tài giỏi. Vì thế công việc nội trợ và kỹ thuật thì cả con trai và con gái đều nên biết.
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai là chưa đúng. Con trai, con gái là như nhau, cùng được chăm sóc, học hành, nuôi dạy, đều có khả năng làm việc như nhau và đều có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ.
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi là không đúng. Ngày nay phụ nữ làm rất nhiều công việc quan trọng trong xã hội. Con gái cần phải được học hành, tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đáp ứng được sự tiến bộ của xã hội.
- Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của nhóm mình về một ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể về những sự phân biệt, đối sử giữa nam và nữ mà các em biết, sau đó bình luận, nêu ý kiến của mình về các hành động đó.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau trình bày
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.................................................................
.................................................................
Khoa học
Tiết 4: Cơ thể chúng ta được hình thành
như thế nào ?
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện).
- Các miếng giấy ghi từng chú thích của quá trình thụ tinh và các thẻ ghi:
5 tuần
8 tuần
3 tháng
Khoảng 9 tháng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài trước.
+ Nhận xét cho điểm từng HS.
- Giới thiệu bài:
+ Đưa ra 2 hình minh hoạ trứng và tinh trùng (tiết trước). Yêu cầu 1 HS lên bảng viết tên của từng hình vẽ.
+ Hỏi: Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh con khi nào?
+ Nêu: Cơ quan sinh dục nữ có khả năng tạo ra trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng mang thai và sinh con. Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi:
+ HS 1: Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
+ HS 2: Hãy nói về vai trò của phụ nữ?
+ HS 3: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- 1 HS lên bảng viết tên.
+ Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh ra con khi cơ quan sinh dục của họ tạo ra trứng, trứng gặp tinh trùng.
- Lắng nghe.
*Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- Giảng giải: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. Quá trình kết hợpvới tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
- HS tiếp nối nhau trả lời, nếu sai HS khác trả lời lại.
+ Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
+ Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2
Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: cùng quan sát kĩ hình minh hoạ sơ đò quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi 2 HS mô tả lại.
- Kết luận: (Chỉ vào từng hình minh hoạ). Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài và mô tả.
- Nhận xét.
- 2 HS mô tả lại.
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
+ Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để toạ thành hợp tử.
Hoạt động 3
Các giai đoạn phát triển của thai nhi
- GV giới thiệu hoạt động: Trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Vậy bào thai phát triển như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu.
- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc mục Bạn cần biết trang 11 SGK và quan sát các hình minh hoạ 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- GV gọi HS nêu ý kiến.
- GV yêu cầu HS mô tả đặc điểm cảu thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chụp trong ảnh.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của hoạt động.
- HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng.
+ Hình 5: Thai được 6 tuần.
- 4 HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Khi thai được 5 tuần ta nhìn thấy hình dạng của đầu và mắt nhưng chưa có hình dạng của người, vẫn còn một cái đuôi.
+ Khi thai được 8 tuần đã có hình dạng của một con người, đã nhìn thấy mắt, tai, tay và chân nhưng tỉ lệ giữa đầu, thân và chân tay chưa cân đối. Đầu rất to.
+ Khi thai được 3 tháng, đã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể và tỉ lệ giữa các phần cơ thể cân đối hơn so với giai đoạn thai 8 tuần.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đã mô tả được sự phát triển của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau.
- Kết luận: hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 (tháng thứ 3), thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20 (tháng thứ 5), bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
*Hoạt động nối tiếp
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết.
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nhận xét tiết học. khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì.
+ Thai được khoảng 9 tháng đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
Lắng nghe.
HS lần lượt trả lời
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm tiết dạy
.................................................................
.................................................................
File đính kèm:
- KHOA 4.doc