Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 30: Cao su

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Sau bài học, học sinh biết:

 Nêu được công dụng của cao su.

 Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.

 Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.

 Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Học sinh : Một số đồ dùng bằng cao su.

 Giáo viên : Phiếu học tập - Quả bóng cao su, sợi dây thun, bát nước - Một số đồ dùng bằng cao su. Hình minh họa trang 62, 63 SGK .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 30: Cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CAO SU š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Sau bài học, học sinh biết: Nêu được công dụng của cao su. Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Học sinh : Một số đồ dùng bằng cao su. Giáo viên : Phiếu học tập - Quả bóng cao su, sợi dây thun, bát nước - Một số đồ dùng bằng cao su. Hình minh họa trang 62, 63 SGK . C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : Mục tiêu: Kiểm tra học sinh nắm kiến thức về công dụng, tính chất, cách bảo quản thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao. Cách tiến hành: - HS chọn lần lượt một trong các biểu tượng và trả lời câu hỏi : 1. Kể tên một số đồ dùng được làm từ thuỷ tinh ? ( Cá nhân ) 2.(Dành cho cả lớp – Ghi chữ cái trước ý đúng nhất vào bảng con ) Những tính chất nào sau đây không phải là tính chất của thuỷ tinh thông thường? £Trong suốt. £Không gỉ, không hút ẩm, không bị axít ăn mòn, không cháy. £Dễ vỡ. £Khó vỡ. 3. (Dành cho cả lớp – Ghi chữ cái trước ý đúng nhất vào bảng con ) Tính chất nào sau đây không phải là của thuỷ tinh chất lượng cao ? £Rất trong. £Bền, khó vỡ £Không chịu được nóng lạnh. £Không gỉ, không hút ẩm, không bị axít ăn mòn, không cháy. 4. Nêu các cách bảo quản thuỷ tinh ?( Cá nhân ) £Để nơi chắc chắn £Không va đập cá đồ dùng thuỷ tinh vào các vật rắn. £Dùng xong phải rửa sạch, để nơi chắc chắn, tránh rơi vỡ. £Cẩn thận khi sử dụng. - Giáo viên nhận xét. - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng bằng cao su của học sinh . II. Dạy bài mới . 1. Giới thiệu bài: Trò chơi đoán ô chữ: + Đây là tên một loại cây công nghiệp. + Nhựa của cây có màu trắng. + Người ta dùng nhựa cây này để chế biến ra các đồ dùng phục vụ cho đời sống con người. - GV ghi tựa bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi : + Cây cao su . 2. Công dụng của cao su: Mục tiêu : HS kể tên được những đồ dùng được làm từ cao su. Cách tiến hành: - HS giới thiệu đồ dùng được làm từ cao su mà mình sưu tầm được. => GV nhận xét phần chuẩn bị của HS, tuyên dương. + Ngoài những đồ vật mà các bạn vừa giới thiệu, em còn biết những đồ dùng nào khác làm từ cao su? - GV giới thiệu thêm một số đồ vật được làm từ cao su. + Cao su được dùng để làm gì? HS nêu. - GV cho 3 HS nhắc lại công dụng của cao su. - Học sinh lần lượt giới thiệu . - Học sinh nêu : ủng, tẩy, đệm, xăm lốp, găng tay, bóng đá, bóng chuyền, dây chun, dây curoa, dép , + Dùng làm nhiều đồ vật trong gia dụng và trong kĩ thuật . 3. Các tính chất của cao su : - GV chia mỗi nhóm 4 HS, các nhóm phân công 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. - GV phát phiếu học tập và đồ dùng thực hành cho HS. - GV hướng dẫn HS thực hành và hoàn thành phiếu bài tập sau: - Học sinh hoạt động theo nhóm . - Nghe Giáo viên hướng dẫn và thực hiện các thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập như sau : Vật liệu Thực hành Hiện tượng Kết luận Quả bóng cao su Ném quả bóng cao su xuống nền nhà . Quả bóng nẩy lên. Chỗ quả bóng đập xuống nền nhà bị lõm một chút sau đó lại trở về hình dáng ban đầu . Cao su có tính đàn hồi. Sợi dây thun Kéo căng sợi dây thun rồi thả ra. Sợi dây thun dãn ra rồi trở về hình dạng ban đầu. Cao su có tính đàn hồi. Sợi dây thun và bát nước Thả sợi dây thun vào bát nước. Không có hiện tượng gì xảy ra. Cao su không tan trong nước. - HS trình bày kết quả thí nghiệm - GV + HS nhận xét từng thí nghiệm. + Qua 3 thí nghiệm trên, em thấy cao su có những tính chất nào ? - Giáo viên làm thí nghiệm 4 trước lớp : gọi 1 học sinh lên bảng cầm 1 đầu sợi đầu cao su , đầu kia Giáo viên đốt. Hỏi học sinh : em có thấy nóng tay không ? Điều đó chứng tỏ điều gì ? + Ngoài 2 tính chất trên, em còn biết cao su có những tính chất nào khác ? - Giáo viên hỏi qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì ? - GV cho 3 HS nhắc lại các tính chất của cao su. + Cao su có tính chất : đàn hồi, không tan trong nước. - Học sinh quan sát và trả lời : Khi đốt 1 đầu dây , dầu kia không bị nóng chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém . + Cách nhiệt ( dẫn nhiệt kém ) . - Cao su có tính đàn hồi, không tan trong nước, cách nhiệt . - 3 học sinh nhắc lại các tính chất của cao su . 4. Các loại cao su Mục tiêu : HS biết được có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. + Những người công nhân họ làm gì? - GV giới thiệu: từ nhựa cây cao su, người ta chế tạo ra cao su tự nhiên. + Cao su tự nhiên được làm ra từ đâu? + Cao su nhân tạo được làm ra từ những vật liệu nào? + Có mấy loại cao su? Là những loại nào? + Em biết ở những vùng nào trồng nhiều cao su không ? +Em đã được nhìn thấy tận mắt cây cao su trong dịp nào? + Từ nhựa cây cao su . + Từ các hóa chất có trong dầu mỏ . + Có 2 loại cao su : Tự nhiên và nhân tạo . + Học sinh phát biểu theo hiểu biết của mình :Ở tình nhà Đồng Nai, Bình phước, Bình Dương, Tây Ninh + Thấy trong lần đi Vùng Tàu 5: Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi nội dung sau : + Bảo quản đồ dùng bằng cao su như thế nào? - Học sinh nêu theo hiểu biết : Khi sử dụng đồ cao su cần lưu ý không để ngoài nắng, nơi có nhiệt độ quá caohoặc quá thấp, không để hóa chất dính vào III. Củng cố dặn dò: Trò chơi: “Người bán hàng giỏi” HS chọn một sản phẩm bằng cao su và giới thiệu tên của sản phẩm, công dụng của nó và cách bảo quản đồ dùng được bền lâu. + Nêu công dụng của cao su? + Cao su có những tính chất nào? + Có mấy loại cao su? Là những loại nào? + Nêu các cách bảo quản đồ dùng bằng cao su? Nhận xét tiết học, dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , ghi vào vở , chuẩn bị một số đồ dùng người nhựa .

File đính kèm:

  • doc30.Khoa học Bài 30 CAO SU.doc
Giáo án liên quan