Giáo án Khoa học khối 5 - Bài 32 đến bài 37

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Sau bài học, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Kể tên một số loại tơ sợi. Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.

2. Kĩ năng: HS biết làm một số thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và sợi tơ nhân tạo.

3. Thái độ: Nêu cách bảo quản đồ dùng làm ra từ tơ sợi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Thông tin và hình trang 66 SGK

- Sưu tầm một số sản phẩm làm ra từ tơ sợi, bật lửa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5 - Bài 32 đến bài 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Cách tiến hành.: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS quan sát tranh tronh SGK và trả lời câu hỏi trang 66 Bước 2 : Làm việc cả lớp. - GV - HS nhận xét. - Các loại tơ sợi có nhuồn góc từ đâu? Kể tên các nguồn gốc mà em giết? * GV giảng: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. - Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được ngọi là tơ sợi nhân tạo. HĐ3: Thực hành. * Mục tiêu: HS làm được thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo nội dung trong SGK trang 67. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bầy kết quả làm thực hành. - GV kết luận: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tro. + Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại. HĐ4 : Làm việc với phiếu giao bài. * Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cái nhân. Gv phát phiếu yêu cầu HS thoả luận nhóm 4. Phiếu học tập Hoàn thành bảng sau: Loại tơ sợi Đặc điểm chính 1. Tơ sợi tự nhiên: - Sợi bông - Tơ tằm 2. Tơ sợi nhân tạo: Sợi ni lông Bước2: Làm việc cả lớp: HS các nhóm đính phiếu giao bà khổ lớn lên bảng và nêu kết quả thảo luận. - HS, GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - Một số HS nêu. - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận. - Đại diện tường nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Một số HS trả lời - HS thảo luận thực hành nội dung trong SGK. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành. - Nhóm trưởng điều khiển các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Khoa học Bài 33 : ôn tập học kì một I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS củng cố và hệ thống cá kiến thức về : 1. Kiến thức: Đặc điểm giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữa vệ sinh các nhân. Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng, nhớ lại kiến thức nêu được đặc điểm, công dụng, tính chất cảu nội dung các bài đã học. 3. Thái độ: Nêu tính tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy - học - Hình trang 68 SGK - Phiếu giao bài. III. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu tính chất và công dụng của chất dẻo, tơ sợi? 2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2 . Làm việc với phiếu giao bài. * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cái nhân. * Cách tiến hành.: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS làm các bài tập trong SGK trang 68 vào phiếu giao bài. Phiếu học tập Câu1: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường sinh sản và đường máu? Câu2: Đọc yêu cầu của bài tập ở mục Quan sát tranh trang 68 SGK và hoàn thành bẩng sau: Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình Phòng tránh được bệnh Giải thích Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Bước 2 : Làm việc cả lớp. - GV - HS nhận xét bổ sung. HĐ3 . Làm việc với phiếu giao bài. * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. Phiếu học tập Câu1: Chọn 4 vật liệu đã học và hoàn thành bảng sau: Tên vật liệu Đặc điểm / tính chất Công dụng Câu 2: Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: a. Để làm cầu bắc qua sông, làm đườnh ray tầu hoả người ta sử dụng vật liệu nào? A. Nhôm B. Đồng C. Thép D. Gang b. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu nào? A. Gạch B. Ngói C. Thuỷ tinh c. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào? A. Sắt B. Đồng C. Đá vôi D. Nhôm d. Để dệt thành vải may quần, áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào? A. Tơ sợi B. Cao su C. Chất dẻo Bước 2 : Làm việc cả lớp. - GV - HS nhận xét bổ sung. HĐ4: Trò chơi “Đoán chữ “.. * Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “ Con người và sức khoẻ” * Cách tiến hành: Bước 1. Tổ chức và hướng dẫn Gv tổ chức chơi theo nhóm. - GV phổ biến luật chơi và giao nhiệm vụ mỗi nhóm. Bước 2: Các tổ thi “ Đoán chữ”. - Các nhóm nghe nội dung giơ thẻ nêu câu trả lời. - Quản trò theo dõi nhận xét đội thắng cuộc. - GV nhận xét tuyên dương đội tháng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị giấy kiểm tra giờ sau kiểm tra. - Một số HS nêu. - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận. - Đại diện các nhóm trả lời nội dung thảo luận. - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận. - Đại diện các nhóm trả lời nội dung thảo luận. - Các nhóm bầu nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ. - Các nhóm tham gia gia chơi khoa học Bài 36: Hỗn hợp. I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: Kể tên một số số hỗn hợp và nêu cách tách các chất trong hỗn hợp. 2. Kĩ năng: HS biết làm một số thực hành tách các chất trong hỗn hợp. 3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, thực hành. II. Đồ dùng dạy - học - Thông tin và hình trang 75 SGK - Sưu tầm một số sản phẩm : muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ... III. Hoạt động dạy học chủ yếu Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu ba thể của nước và lấy VD? 2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Thực hành”Tạo một hỗn hợp gia vị”. * Mục tiêu: HS biết cách tạo hỗn hợp. * Cách tiến hành.: Bước 1: Làm việc theo nhóm. GV phân công nhiệm vụ thảo luận thực hành cho các nhóm - HS làm việc theo nhóm Tên và đặc trưng của từng chất tạo ra hỗn hợp. Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 1. Muối tinh: 2. Mì chính:. 3. Hạt tiêu:.. Bước 2 : Làm việc cả lớp. - GV - HS nhận xét. - Vậy hỗn hợp là gì? * GV giảng và kết luận: Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có từ hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. - Hai hay nhiều chất trộng lẫn với nhau có thể tạo ra một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. HĐ3: Thảo luận. * Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp. * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo nội dung trong SGK trang 75. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bầy kết quả làm thực hành. - GV kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn chấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát. HĐ4 : Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”. * Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp. * Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm: - Một bảng phụ, phấn mầu. - Một chuông nhỏ. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV đọc câu hỏi các nhóm thảo luận ghi ra bảng phụ sau đó lắc chuông trả lời. Bước2: Làm việc cả lớp: HS các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và nêu kết quả thảo luận. - HS, GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt. HĐ 5: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp. * Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng nhận nộidung thảo luận và điều khiển nhóm thảo luận. Bài 1:Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng - Chuẩn bị:. - Cách tiến hành: Bài 2:Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước - Chuẩn bị:. - Cách tiến hành: Bài 3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn. - Chuẩn bị:. - Cách tiến hành: Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành Gv HS nhận xét tuyên dương nhóm là thực hành tốt 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét chung tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - Một số HS nêu. - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận và làm thực hành. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Một số HS trả lời - HS thảo luận thực hành nội dung trong SGK. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành. - Nhóm trưởng điều khiển các nhóm thảo luận tìm đáp án và trả lời. Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Khoa học Bài 37: Dung dịch. I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, HS có khả năng : 1. Kiến thức: Kể tên một số dung dịch, cách tạo ra một số dung dịch và cách tách các chất trong dung dịch. 2. Kĩ năng: HS biết kể tên một số dung dịch. 3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác, tự tìm hiểu trong học tập II. Đồ dùng dạy - học - Hình 76,77 SGK. - Một ít đường( muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thuỷ tinh, thìa. III. Hoạt động dạy học. Giáo viên Hoc sinh 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu tính chất và công dụng của chất dẻo. 2. Bài mới. a) . Giới thiệu bài. b) Giảng bài. HĐ1 . Thực hành tạo ra một dung dịch. * Mục tiêu: HS biết tạo ra một dung dịch. - kể tên được một số dung dịch. * Cách tiến hành.: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Y/c HS làm việc như SGK. - Lưu ý trong quá trình khuấy đường cho tan vào trong nước, cả nhóm cần tập trung quan sát và thảo luận câu hỏi: + Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? + Dung dịch là gì? + Kể tên một số dung dịch mà bạn biết. Bước 2 : Làm việc cả lớp. - GV - HS nhận xét. - GV kết luận lại. HĐ2 : Thực hành. * Mục tiêu: HS các cách tách các chất trong dung dịch. * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận làm các công việc sau: - Đọc hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận , đưa ra dự đoán kết quả thảo luận. - Tiếp theo cùng làm thí nghiệm : úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Từng nhóm trình bầy kết quả làm thực hành. - GV hỏi: Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch. - GV kết luận lại các cách tách các chất trong dung dịch. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những em học tập tốt. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - Một số HS nêu. - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Một số HS nhận xét. - HS thảo luận thực hành nội dung trong SGK. -HS trong nhóm nếm nước đọng trên đĩa rồi rút ra nhận xét. - HS đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

File đính kèm:

  • docGA KHOA HOC BAI 3237.doc