BÀI 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I/ MỤC TIÊU
Sau bài học, Hs có thể:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói về ích lợi của muốn iốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ HS chơi trò chơi ở hoạt động 1.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. BÀI CŨ: 3
? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
B. BÀI MỚI:
12 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tuần 5 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 (SGK)
III. Lên lớp
A. Bài cũ (3-5’)
- Nêu các cách bảo quản thức ăn mà em biết?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị biếu cổ.
* Mục tiêu:
- Mô tả được đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bướu cổ.
- Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh
* Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm:
+ Quan sát H 1, 2
? Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bướu cổ.
? Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Kết luận: Mục bạn cần biết SGK.
- Chân tay nhỏ, đầu to, bụng to, da vàng (xanh). . . cổ sưng to.
- ăn không đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu VitaminD. Thiếu D và Iốt có thể phát triển chậm, kém thông minh.
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu: Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
? Ngoài bệnh còi xương suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biế bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
? Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng.
- Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như:
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vitamin A.
+ Bệnh phù do thiếu Vitamin B.
- Bệnh chảy máu chân răng do thiếu Vitamin C.
- Đề phòng các bệnh các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và đưa trẻ đến bệnh viện khám và chữa trị.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Bác sĩ
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách chơi
- HS chơi theo nhóm (2)
- Cử 2 nhóm trình bày trước lớp
- GV và HS chấm điểm
- Bạn đóng bệnh nhân nói triệu chứng (dấu hiệu bệnh)
- Bác sĩ: nói tên bệnh và cách phòng bệnh.
- 2-3 HS đọc ghi nhớ
3, Củng cố và dặn dò
- GV chốt nội dung
- Nhận xét tiết học
TUẦN 7
Ngày soạn: 25/9/2009
Ngày giảng:28/9/2009(4B); 30/9/2009(4A)
BÀI 13: Phòng bệnh béo phì
I/ Mục đích, yêu cầu
Sau bài học, HS có thể:
- Nhận biết dấu hiệu, tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trang 28, 29 -SGK
- Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
- Nêu các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
* Mục tiêu:
- Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ
- Nêu tác hại của bệnh béo phì
* Cách tiến hành
- Chia lớp làm 3 nhóm
- Phát phiếu học tập
- Thảo luận nhóm
- Nhận xét chốt lời giải đúng
Kết luận: HS nêu triệu chứng và tác hại của bệnh
+ Câu 1(b)
+ Câu 2: 2.1 d
2.2 d
2.3 e
Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát H 29-SGK
? Nêu nguyên nhân gây bệnh?
? Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
? Cần làm gì khi mắc bệnh?
- Do thói quen ăn uống quá nhiều, ít vận động.
- Ăn uống hợp lí, vận động nhiều.
- Giảm ăn vặt, giảm ăn cơm, ăn đủ Vitamin, đạm, khoáng.
Hoạt động 3: Đóng vai
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do thừa chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 4 nhóm
+ Thảo luận dựa vào gợi ý GV để đưa ra tình huống, phân vai, hội thoại, lời diễn xuất.
- Nhận xét
+ Đại diện các nhóm sắm vai
3, Củng cố dặn dò 1’
? Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì?
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 29/9/2009
Ngày giảng: 2/10/2009 (4A, 4B)
BÀI 14: Phòng một số bệnh lây theo đường tiêu hoá
I/ Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể:
- kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bênh này
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phògn bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình SGK
- Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:3’
? Nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì?
? Nêu các cách để phòng tránh béo phì
? Em đã làm gì để phòng tránh béo phì?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động:
1. Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Cho học sinh thảo luận cặp đôi
+ Yêu cầu học sinh nêu cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị... và tác hại của một số bệnh đó?
- 3 cặp học sinh thảo luận trước lớp về các bệnh tiêu chảy, tả, lị.
- HS+GV nhận xét
- GV giảng để HS nắm được bệnh tiêu chảy, tả lị.
- Học sinh 1: Cậu đã bị tiêu chảy bao giờ chưa?
- Cảm thấy mệt mỏi, đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục, khát nước, không muốn ăn hay làm gì cả.
- Làm cho cơ thể mất nước, mệt không muốn ăn. Nếu để lâu không chữa dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân và cách để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá
? Các bệnh lây theo đường tiêu hoá nguy hiểm ntn?
? Khi bị mắc các bệnh qua đường tiêu hoá cần làm gì?
- GV kết luận
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ HS quan sát H 30, 31 (SGK) thảo luận
? Các bạn trong hình đang làm gì?
? Nguyên nhân nào gây ra các bệnh đường tiêu hoá?
? Các bạn nhỏ đang làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
? Chúng ta phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Các nhóm nhận xét
- 2 HS đọc mục bạn cần biết
? Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
- GV kết luận nguyên nhân và cách phòng bệnh.
- Làm cho cơ thể mệ mỏi, có thể gây chết người và lâu sang cộng đồng.
- Đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
- H1, 2 các bạn ăn quà vặt ở vỉa hè
- H3: Uống nước sạch đun sôi, H4 rửa tay sạch sẽ; HS đổ thức ăn ôi thiu, H6: chôn lấp kĩ rác thải.
- Ăn uống không hợp vệ sinh môi trường xung quanh bẩn.
- Không ăn thức ăn để lâu ngày, ăn thức ăn bị ruồi muỗi, rửa tay trước khi ăn. . .
- ăn uống sạch, hợp vệ sinh rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. . .
- Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu vào chỗ bẩn rồi đậu vào thức ăn.
Hoạt động 3: Hoạ sĩ tí hon
- GV chia nhóm
- Yêu cầu HS vẽ tranh tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây theo đường tiêu hoá.
- HS vẽ tranh
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
TUẦN 8
Ngày soạn: 2/10/2009
Ngày giảng: 5/10/2009(4B); 7/10/2009(4A)
BÀI 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I/ Mục đích, yêu cầu
Sau bài học học sinh có thể:
- Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
II/ Đồ dùng dạy học
- Hình trang 32, 33 (SGK) phóng to.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (3-5’)
Nêu nguyên nhân mắc bệnh tiêu hoá?
Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
B. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân
+ Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 32-SGK.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm bàn
- HS sắp xếp hình và kể lại với các bạn trong nhóm.
- Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Đại diện các nhóm lên kể một câu chuyện
- GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ.
? Kể tên một số bệnh em đã mắc?
? Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
? Lúc đó em phải làm gì? Tại sao?
- GV kết luận
- 2 HS nhắc lại
+ Câu chuyện 1 gồm các tranh 1, 4, 8.
+ Câu chuyện 2 gồm các tranh 6, 7, 9.
+ Câu chuyện 3 gồm các tranh 2, 3, 5.
- Mệt, khó chịu trong người. . .
- Báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn để có biện pháp chữa trị.
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai mẹ ơi, con. . .sốt!
* Cách tiến hành:
HS tự thảo luận theo nhóm lớn và cử đại diện nhóm lên sắm vai.
3. Củng cố:1’
HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 6/10/2009
Ngày giảng: 9/10/2009(4A; 4B)
BÀI 16: Ăn uống khi bị bệnh
I/ Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
- Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
II/ Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ SGK.
- Gói dung dịch ô - xê – dôn, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 3’
? Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể bị bệnh?
? Khi bị bệnh cần phải làm gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1’
Ăn uống khi bị bệnh
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh:
* Mục tiêu:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H34, 35 SGK và thảo luận câu hỏi:
? Khi bị bệnh thông thường ta thường cho người bệnh ăn những loại thức ăn nào?
? Đối với người ốm nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng? Tại sao?
? Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít cần cho ăn như thế nào?
? Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
? Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
- GV kết luận:
- HS thảo luận , đại diện các nhóm trình bày:
- Ăn thức ăn chứa nhiều chất như: Thịt, cá, uống nhiều chất lỏng có chứa nhiều loại rau xanh, hoẩ quả.
- Thức ăn loảng để dẽ nuốt, không làm cho người bệnh sợ ăn.
- Dỗ dành, động viên và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- Theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô - rê – dôn, cháo muối.
- Mục bạn cần biết.
Hoạt động 2: Chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy:
* Mục tiêu: HS biết cách chăm sóc bgười bị bệnh tiêu chảy và cách pha dung dịch ô - rê – dôn.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát H35 SGK và nêu cách nấu cháo và thực hành pha dung dịch ô - rê – dôn.
- Kết luận.
- HS thảo luận – thực hành.
- 4 HS trình bày cách nấu cháo và pha ô - rê – dôn.
Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
* Mục tiêu: HS có ý thức chăm sóc người thân và bản thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- HS thi sắm vai.
+ Gv phát phiếu ghi tình huống.
+ Các nhóm thoả luận và tìm cách giải quyết qua sắm vai.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
3. Củng cố:1’
- Hai HS đọc mục bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét tiết học.
TUẦN 9
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 17:
File đính kèm:
- tuan 1 tuan 10 Gv Dang Thi Thu.doc