Giáo án Khoa học 4 tiết 54: Các nguồn nhiệt

A. Mục tiêu:

 - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.

 - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt

 - GD HS ý thức tiết kiệm và phòng tránh tai nạn khi sử dụng các nguồn nhiệt.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên: hộp diêm, bàn là, nến,, kính lúp

- Học sinh: sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 54: Các nguồn nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 27 Ngày soạn: 14– 02 – 2010 Ngày dạy: 15 – 03 – 2010 Tên bài dạy: Các nguồn nhiệt tiết 53 A. Mục tiêu: - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. - Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt - GD HS ý thức tiết kiệm và phòng tránh tai nạn khi sử dụng các nguồn nhiệt. B. Chuẩn bị: -Giáo viên: hộp diêm, bàn là, nến,, kính lúp - Học sinh: sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động + Ổn định - Hát + Kiểm tra kiến thức cũ: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt - Kể tên những vật dẫn nhiệt? - đồng, nhôm, sắt. - Kể tên những vật cách nhiệt? - gỗ, nhự . len, bông - Trong các chỗ rỗng của vật chứa gì? - Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí. Nhận xét - Bài mới: Các nguồn nhiệt Hoạt động 2: - Hình thức: cá nhân, nhóm 1/ Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng: + Thảo luận: Nhóm đôi - Quan sát tranh minh họa/ 106, em cho biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt ra các vật xung quanh? - Mặt trời, ngọn lửa , lò sưởi điện, bóng đèn đang sáng. - Mặt trời tỏa nhiệt như thế nào? - Mặt trời giúp mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô thóc, quần áo. - Ngọn lửa và lò sưởi điện tỏa nhiệt thế nào? - ngọn lửa của bếp ga, cửi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước. - Lò điện làm cho không khí nóng lên về mùa đông, giúp con người sưởi ấm. - Bàn là điện giúp ta phơi khô quần áo. - Nêu vai trò của các nguồn nhiệt? - Các nguồn nhiệt dùng vào việc đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. - Khi ga hay củi cháy hết thì còn có nguồn nhiệt không? - Khi ga hay củi than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt không còn nguồn nhiệt. 2/ Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt: - Nhà em đã sử dụng những nguồn nhiệt nào? - ánh sáng mặt trời, bàn là điện, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi. - Thảo luận: 8 nhóm Yêu cầu: Những rủi ro khi sử dụng các nguồn nhiệt. Cách phòng tránh? - NT nhận việc - HS thảo luận - Sinh hoạt lớp: Những rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt Cách phòng tránh - Bị cảm nắng - Đội mũ đeo kính khi ra đường. Không chơi chỗ nắng. - Bị bỏng do chơi đùa gần vật tỏa nhiệt bàn là, bếp than. - Không nên chơi đùa gần bàn là bếp than, bếp điện đang sử dụng. - Bị bỏng do bê nồi xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt - Dùng lót tay khi bê nồi xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt. - Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi? - Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi. - Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc riêng? - Vì bàn là đện đang hoạt động tuy không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất nhanh. Nếu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ cháy quần áo. 3/ Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt: - Nêu những việc làm thể hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt? - tắt bếp điện khi không dùng. - Không để lửa quá to khi đun bếp. - Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn. - Theo dõi khi đun nước không để nước sôi cạn ấm. - Không đun thức ăn quá lâu. - Không bật lò sưởi khi không cần thiết. - Cho HS đọc bài - 2 hs đọc bài Hoạt động 3: + Hái hoa - Kể tên các nguồn nhiệt mà em biết? 2 HS - Nêu vai trò của các nguồn nhiệt? - Em đã làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống? Tổng kết- Đánh giá: - Nhân xét – Tuyên dương. - Về nhà : Xem lại bài. - Chuẩn bị: Nhiệt cần cho sự sống.

File đính kèm:

  • docTiet 54.doc
Giáo án liên quan