A. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về : Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Một số biện pháp chống tiếng ồn: Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng. Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuôc sống.
- GD MT: GD HS ý thức hạn chế gây tiếng ồn là ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: 2 ống bơ, sỏi, thước kẻ , trống. chai, tranh ảnh về âm thanh trong cuộc sống.
- Học sinh: SGK
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 45: Âm thanh trong cuộc sống (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 22
Ngày soạn: 26– 01 – 2010
Ngày dạy: 27 – 01 – 2010
Tên bài dạy: Âm thanh trong cuộc sống
( tt) tiết 44
A. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về : Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Một số biện pháp chống tiếng ồn: Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng. Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuôc sống.
- GD MT: GD HS ý thức hạn chế gây tiếng ồn là ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: 2 ống bơ, sỏi, thước kẻ , trống. chai, tranh ảnh về âm thanh trong cuộc sống.
- Học sinh: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
- Hát
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Âm thanh trong cuộc sống
Nêu vai trò âm thanh trong cuộc sống?
- âm thanh giúp con người giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao đổi tâm tư tình cảm, giúp con người nghe được tín hiệu tiếng trống trường, tiếng còi xe.
- Em thích những âm thanh nào?
- nghe nhạc, tiếng chim hót
- Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
Giúp ta có thể nghe được những bài hát, đoạn nhạc từ nhiều năm trước.
Nhận xét
- Bài mới: Âm thanh trong cuộc sống (tt)
Hoạt động 2:
- Hình thức: cá nhân, nhóm
1/ Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
+ Thảo luận: nhóm đôi
Quan sát các hình 1, 2, 3 SGK/ 88 Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
- từ tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chộ , trường học, giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
- Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào?
- Những loại tiếng ồn: tiếng tàu hỏa, loa phóng thanh, ti vi mở quá to, tiếng ồn từ chợ, công trường xây dựng.
- Theo em hầu hết tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra?
- Hầu hết các loại tiếng ồn đều do con người gây ra.
- Chốt ý: Hàu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông.
2/ Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
+ Thảo luận; 6 nhóm
- NT nhận việc
- Nhóm 1,2,3: Tiếng ồn có tác hại gì?
- HS thảo luận
- Nhóm 4,5,6:Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?
- Sinh hoạt lớp:
- Tiếng ồn có tác hại như thế nào?
- Tiếng ồn có tác hại: gây chói tay, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
- Cần có những biện pháp nào phòng chống tiếng ồn?
- Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đấn tai, trống nhiều cây xanh.
- Chốt ý: Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu.
3/ Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn
- Nêu những làm để chống tiếng ồn?
- Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn, công nghiệp xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy,xí nghiệm xây dựng xa nơi dân cư hoặc lắp các hệ thống giảm thanh.
- Nêu những việc không nên làm đẩ chống tiếng ồn?
- Nói to cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to trêu đùa súc vật để ch1ung kêu sủanổ xe máy ô tô trong nhà.
- Cho HS đọc lại bài
- HS đọc
Hoạt động 4:
+ Hái hoa:
- Nêu tác hại của tiếng ồn?
3 HS
- Cần có những biện pháp nào phòng chống tiếng ồn?
- Nêu những việc nên làm để phòng chống tiếng ồn? Lồng ghép GD MT
Tổng kết- Đánh giá:
- Nhân xét – Tuyên dương.
- Về nhà : Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Ánh sáng.
File đính kèm:
- Tiet 45.doc