Giáo án Khoa học 4 tiết 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn Vai trò chất bột đường

A. Mục tiêu:

- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. Kể tên những thức ăn chứa nhiếu chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn.

- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.

- Giáo dục học sinh ăn đủ chất để bảo vệ sức khoẻ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Tranh hình trang 10,11 SGK/ phiếu bài tập

- HS: SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn Vai trò chất bột đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Ngày soạn: 25 – 8 – 2009 Ngày dạy: 26 – 8 – 2009 Tên bài dạy: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò chất bột đường tiết 4 Mục tiêu: - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. Kể tên những thức ăn chứa nhiếu chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn. - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. - Giáo dục học sinh ăn đủ chất để bảo vệ sức khoẻ. B. Chuẩn bị: - GV: Tranh hình trang 10,11 SGK/ phiếu bài tập - HS: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát - Kiểm tra kiến thức cũ: Trao đổi chất ở người (tt) - Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể thực hiện được? - Nhờ sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn và bài tiết của sự trao đổi chất diễn ra bình thường cơ thể khoẻ mạnh. - Điều gì sẽ xảy ra nếu trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? - Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết. Nhận xét Bài mới: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn . Vai trò của chất bột đường Hoạt động 2: - Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp 1 / Phân loại thức ăn và đồ uống + Thảo luận: nhóm đôi - Quan sát hình SGK/10 , thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn nào có nguồn gốc thực vật? Nguồn gốc Thực vật Động vật Đậu cô ve, nước cam Sữa đậu nành Tỏi tây, rau cải Chuối táo Bí đao Bánh mì, bún Bánh phở, cơm Khoai tây, cà rốt Sắn, khoai lang Trứng, tôm Gà Cá Thịt lợn, thịt bò Tôm Cua Trai, ốc Ếch Sữa , bò tưoi - Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác? -Dựa vào các chất dinh dưỡng chứa nhiều hay ít thức ăn. - Thức ăn được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? - Chia thức ăn làm 4 nhóm: +Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. + Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin và chất béo. - Có mấy cách phân biệt thức ăn. Đựa vào đâu để phân biệt như vậy? - có 2 cách phân loại thức ăn dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong thức ăn đó. 2/ Vai trò của chất bột đường: - Quan sát hình 11 sgk, kể tên những thức ăn giàu chất bột? - gạo, bánh , mì, ngô, bánh quy, bún, chuối, khoai lang, khoai tây, mì sợi - Ngoài những thưc ăn chứa chất bột đường trong hình còn thức ăn nào chứa chất bột đường? - Bánh mì, sắn, miến. - Hằng ngày các em ăn những thức ăn nào chứa chất bột đường? - cơm, bánh mì, chuối, phở. - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường? - cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. - Chốt ý: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. - Chốt ý: Các thức ăn chứa nhiếu chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật. Các chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. - Cho HS đọc bài -HS đọc Hoạt động 4: + Hái hoa: - Thức ăn được chi làm mấy nhóm? đó là những nhóm nào? 2 HS - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường? Tổng kết- Đánh giá - Nhân xét – Tuyên dương. Về xem lại bài Chuẩn bị: Vai trò của chất đạm và chất béo. Rút kinh nghiệm: Ưu : Khuyết:

File đính kèm:

  • docTiet4.doc
Giáo án liên quan