A. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- GD HS có ý thức tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Hình trang 74 SGK, chong chóng, hộp đối lưu, nến, diêm
- Học sinh: SGK
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 38: Tại sao có gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 19
Ngày soạn: 3 – 01 – 2010
Ngày dạy: 4 – 01 – 2010
Tên bài dạy: Tại sao có gió tiết 37
A. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- GD HS có ý thức tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Hình trang 74 SGK, chong chóng, hộp đối lưu, nến, diêm
- Học sinh: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
- Hát
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Không khí cần cho sự sống
- Nêu vai trò của không khí đối với đời sống động vật, thực vật, con người
- Ô-xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người động vật , thực vật.
- Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người?
- Người bệnh nặng phải thở bằng bình ô-xi.
Nhận xét
- Bài mới: Tại sao có gió
Hoạt động 2:
- Hình thức: cá nhân, nhóm
1/ Chơi chong chóng
- Cho HS báo cáo việc chuẩn bị chong chóng.
- Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các bạn
- CHo HS thực hiện theo nhóm đôi
- HS thực hiện
- Khi nào chong chóng không quay?
- Khi không có gió
- Trường hợp chong chóng không quay ta phải làm gì?
- Phải tạo ra gió bằng cách chạy.
- Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Chong chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, quay chậm khi gió thổi yếu.
- Chốt ý: Khi ta chạy không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu chong chóng quay chậm.
2/ Nguyên nhân gây ra gió:
- Thực hiện thí nghiệm SGK/ 74
- Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
- Phần hợp bên ống A không khí nóng lên là do ngọn nến đang cháy đặt ở dưới ống A.
- Phần nào của hộp có không khí lạnh?
- Phần hộp bên ống B có không khí lạnh.
- Khói bay qua ống nào?
- Khói từ mẫu hương cháy bay vào ống A và bay lên.
- Khói bay vào mẫu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do gì tác động?
- Khói từ mẫu hường đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấyla2 do không khí chuyển động từ B sang A.
Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, khói từ mẫu hương bay đi ra ống A là do không khí chuyển động tạo thành gió
- Vì sao có sự chuyển động của không khí?
- Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động.
- Không khí chuyển động theo chiều nào?
- Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi yếu.
- Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
- Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
3/ Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên:
+ Thảo luận: nhóm 6
- NT nhận việc
- Nhóm 1,2,3: Quan sát hình 6 tranh vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? Mô tả hướng gió trong hình?
- HS thảo luận
- Nhóm 4,5,6: Quan sát hình 7 cho biết tranh vẽ khoảng thời gian nào? Mô tả hướng gió trong hình?
- Sinh hoạt lớp:
- Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? Hướng gió thổi từ đâu?
- vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biến vào đất liền.
- Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền?
- Ban ngày không khí đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền.
- Hình 7 tranh vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? Hướng gió thổi từ đâu?
- Vẽ ban đêm và hướn gió thổi từ đất liền ra biển.
- Tại sao ban đêm có gió thổi từ đất liền ra biển?
- Ban đâm không khí trong đất liền nguội nhanh, nên lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển.
- Cho HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
Hoạt động4:
+ Hái hoa:
- Khi nào chong chóng quay nhanh? Khi nào chong chóng uay chậm?
2 HS
- Không khí chuyển động theo chiều nào?
- Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?
Tổng kết- Đánh giá:
- Nhân xét – Tuyên dương.
- Về nhà : Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bảo.
File đính kèm:
- Tiet 38.doc