A. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bon-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bon-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
- Giáo dục môi trường: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: hình trang 66,68 SGK, chuẩn bị đ62 dùng thí nghiệm theo nhóm, lọ thủy tinh, nến, chậu
- Học sinh: SGK
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tiết 32: Không khí gồm những thành phần nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn Khoa học Tuần 16
Ngày soạn: 01 – 12 – 2009
Ngày dạy: 02 – 12 – 2009
Tên bài dạy: Không khí gồm những thành phần nào? tiết 32
A. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bon-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bon-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
- Giáo dục môi trường: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: hình trang 66,68 SGK, chuẩn bị đ62 dùng thí nghiệm theo nhóm, lọ thủy tinh, nến, chậu
- Học sinh: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
- Hát
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Không khí có những tính chất gì?
- Không khí có những tính chất gì?
- Không khí trong suốt, không màu, không mui, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra.
Nhận xét
- Bài mới: Làm thế nào để biết có không khí?
Hoạt động 2:
1/ Xác định thành phần của không khí
+Thảo luận: 4 nhóm
- NT báo cáo về sự chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm.
Yêu cầu: HS đọc mục thực hành trang 66 SGK để thực hiện thí nghiệm
- HS thực hiện thí nghiệm
- Sinh hoạt lớp:
- Đốt chảy một cây nến, gắn vào một đĩa thủy tinh rồi rót nước vào đĩa lấy lọ thủy tinh úp lên cây nến đang cháy.
- Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt
- Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã ch1y hết phần không khí duy rì sự háy bên trong cốc.
- Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì. Em hãy giải thích?
- Khi nến tắt trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tr2n vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
- Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không. Vì sao em biết?
- Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy. Vì vậy nến đã. tắt
- Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính. Đó là những thành phần nào?
- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
- Qua thí nghiệm trên không khí có mấy thành phần chính?
- Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô-xi.
- Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ
- Thể khí ni-tơga61p4 lần thể tích khí ô-xi có trong không khí.
2/ Một số thành phần khác của không khí:
- Đặt lọ nước vôi trong lên bàn. Sau vài ngày lọ nước vôi còn trong nữa không?
- Nước vôi trong không còn trong nữa mà bị vẫn đục. Hiện tượng đó cho thấy trong không khí có chứa cac-bô-níc. Khi khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẫn đục.
- Trong không khí gồm những hành phần nào khác?
- Bụi, khí độc, vi khuẩn, các-bô-níc, nước
- Cho 2 HS đọc ghi nhớ
- 2 HS đọc
Hoạt động 4:
+ Hái hoa:
- Trong không khí còn có những thành phần nào?
3 HS
- Khí nào duy tri sự cháy? Khí nào không duy trì sự cháy?
- Trong không khí ngoài khí ô-xi và khí ni-tơ còn chứa những thành phần nào khác?
Tổng kết- Đánh giá:
- Nhân xét – Tuyên dương.
- Về nhà : Xem lại bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập
File đính kèm:
- Tiet 32.doc