A. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết thực hiện tiết kiệm nước:
B.Chuẩn bị :Hình trang 60, 61/SGK.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 29
TIẾT KIỆM NƯỚC
S: 12 /12/09
G : 15,16/12/09
A. Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết thực hiện tiết kiệm nước:
B.Chuẩn bị :Hình trang 60, 61/SGK.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
+ Để bảo vệ nguồn nước luôn luôn sạch các em phải làm gì?
II/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước
Mục tiêu:
- Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
- Giải thích được lý do phải tiết kiệm nước
Tổ chức Hs làm việc theo cặp - Học sinh quan sát hình vẽ SGK/ 60, 61 trả lời
+ Em hãy nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước?
+ Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 2 lên trả lời
Þ Đó là những việc nên làm để tiết kiệm nguồn nước
* Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước, được thể hiện qua các hình nào?
* Lý do phải tiết kiệm nước được thể hiện qua các hình nào?
- Giáo viên nhận xét, kết luận: SGV/ 118
+ Ở nhà, nơi trường học em đã biết tiết kiệm nước chưa? Em đã tiết kiệm nước như thế nào? Vì sao em phải tiết kiệm nước?
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
Mục tiêu: Bản thân học sinh cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng tiết kiệm nước.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm
+ Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước
+ Thảo luận đê tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước
- Gọi học sinh mang sản phẩm lên trình bày
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Giáo viên nhận xét- Tuyên dương
3/ Củng cố, dặn dò :
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu, chai không, 1 viên gạch, ... cho bài “ Làm thế nào để biết có không khí ?”
- 2 em
- Nhóm 2
- Học sinh tìm hiểu những hình vẽ để trả lời
- Học sinh trả lời SGK/ 61
- Đại diện trả lời
(Hình 1, Hình 3, Hình 5)
( Hình 2, Hình 4, Hình 6)
+ Hình 7, Hình 8
- Học sinh liên hệ thực tế trả lời
Học sinh thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
2 HS trả lời
Tuần 15
Tiết 30
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
S: 14 /12/09
G : 17,18/12/09
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ trống bên trong các vật đều có không khí.
B.Chuẩn bị: Hình trang 62, 63/SGK.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu, chai không, 1 viên gạch, ...
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
+ Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng?
Kiểm tra đồ dùng đã chuẩn bị tiết trước
II/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh mọi vật
- Hdẫn HS làm Thí nghiệm như hình 1 SGK
+ Lần lượt cho mỗi nhóm 2 em chạy ra sân trường sao cho túi ni lông căng phồng như hình 1, cột su lai và làm theo mục 1 tr 62 ?
- Học sinh báo cáo kết quả vừa làm đồng thời giải thích về cách nhận biết không khí có ở chung quanh ta
- Học sinh có thể làm các thí nghiệm khác để chứng minh điều trên
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
- Gọi học sinh đọc các mục 2, 3/63 SGK
+ Các em hãy quan sát và cho biết: trong chai rỗng này không chứa vật gì?
+ Trong những chỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì?
+ Tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm đó?
- Gọi các nhóm trình bày -Nhóm khác bổ sung, nhận xét
Qua hai thí nghiệm trên, GV kết luận: Chung quanh mọi vật và mọi chỗ trống bên trong vật đều có không khí.
Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí
+ Yêu cầu HS đọc mục BCB tr 63 SGK
3. Củng cố - dặn dò :
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở chung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?
Nghiên cứu trước bài: “Không khí có những tính chất gì?” SGK/ 64, 65
- 2 em trả lời
- Học sinh làm thí nghiệm
- HS quan sát thí nghiệm
- Học sinh phát biểu
- Đại diện nhóm lên báo cáo
- 2 em đọc
- Học sinh t/ luận nhóm 4
- Làm thí nghiệm như hình vẽ/ 63
- Quan sát những hiện tượng khi thí nghiệm
- Đại diện lên trình bày
- 2 em đọc
- HS thảo luận nhóm 2
- Học sinh trả lời
File đính kèm:
- TUAN 15.doc