A. Mục tiêu:
- Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi,.
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
B.Chuẩn bị:
- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Nguyễn Hữu Sáu - Trường Tiểu học Số 1 Duy Phước - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 27
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Ngày dạy: 08,09 /12/09
A. Mục tiêu:
Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi,...
Biết đun sôi nước trước khi uống.
Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
B.Chuẩn bị:
Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao nguồn nước bị nhiễm bẩn?
+ Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em?
II/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số cách làm sạch nước
+ Kể ra 1 số cách làm sạch nước ?
(thông thường có 3 cách làm sạch nước:lọc nước, khử trùng nước, đun sôi). Tổ chức HS ;làm BT 1- VBT
Hoạt động 2: Thực hành lọc nước
Tổ chức HS thực hành theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, dụng cụ đã chuẩn bị từ tiết trước. Đại diện lên nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả vừa thảo luận của nhóm
*Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
- Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước
- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan Þ Nước đục sẽ trong nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa thể uống được
Hoạt động 3 : Thảo luận về sự cần thiết nước phải đun sôi nước trước khi uống
+ Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét, kết luận” SGV/ 114
- Gọi 2 em đọc lại phần “Bạn cần biết”SGK/57
- Học bài
- Chuẩn bị bài sau: “Bảo vệ nguồn nước” SGK/ 58
- 3 em trả lời
HS làm BT
- Học sinh phát biểu
- Học sinh thảo luận theo nhóm
- Nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Học sinh nghe
HS thảo luận ghi vào VBT
- HS trình bày
- Học sinh lắng nghe
Học sinh trả lời
Tuần 14
Tiết 28
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
Ngày dạy: 10,11 /12/09
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
B.Chuẩn bị: Hình trang 58, 59/SGK.
C . Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ + Em hãy kể tên một số cách làm sạch nước mà em biết?
II/ 1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Một số biện pháp bảo vệ nguồn nước
Tổ chức HS Làm việc theo nhóm đôi, quan sát SGK/ 58,59 làm BT1
Gọi học sinh lên trình bày kết quả theo nhóm 2
+ Hình 1: Đục ống nước sẽ làm các chất bẩn thấm vào nguồn nước
+ Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ bị ô nhiễm...., cá sẽ bị chết
+ Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng .....
+ Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
+ Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản
+ Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí
+ Vậy em, gia đình, địa phương em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Giáo viên kết luận: SGV/ 116
Hoạt động 2: Thực hiện bảo vệ nguồn nước
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước
+ Phân công các em trong nhóm vẽ hay viết từng phần của bức tranh
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày bảng cam kết của nhóm mình
- Nhóm khác góp ý, bổ sung và nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :
- Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần phải làm gì?
- Nghiên cứu trước bài học: tiết 29 “Tiết kiệm nước” SGK/ 60
- 2 em
- Học sinh lắng nghe
Thảo luận nhóm 2
GS làm BT2
- Học sinh trả lời
- Em khác bổ sung và nhận xét
Đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác bổ sung
- Học sinh trả lời
File đính kèm:
- TUAN 14.doc