Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Trường TH Hoài Hải

 Tập đọc

Chú đất Nung

 I/ Mục tiêu :

 1. Đọc thành tiếng :

 Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Kị sĩ rất bảnh , cưỡi ngựa , đoảng , sưởi , vui vẻ

 Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi sau các dấu câu ,đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt đươck ời của các nhân .

 2. Đọc -hiểu :

 Hiểu nghĩa các từ ngữ : kị sĩ , tía son , đoảng ,chái bếp , đống rấm .

 Hiểu nội dung câu chuyện nội dung : chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .

 II/ Đồ dùng dạy học :

 Tranh minh họa bài tập đọc trang 135 , SGK .

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đoạn cần luyện đọc .

 

doc48 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Trường TH Hoài Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n , tẩy , màu vẽ . III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động dạy TL Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi HS mang một số bài vẽ đường diềm ở tiết trước chưa hoàn thành kiểm tra chấm điểm . 2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Bài vẽ hôm nay chúng ta cùng nhau thực hành các bước để vẽ theo mẫu : Mẫu có hai đồ vật . 2.2 Hoạt động1 : Quan sát , nhận xét GV gợi ý HS nhận xét hình 1 , Trang 34 SGK + Mẫu có mấy đồ vật ? Gồm các đồ vật gì ? + Hình dáng , tỷ lệ , màu sắc , đậm nhạt của các đồ vật như thế nào ? + Vị trí đồ vật nào ở trước , ở sau ? - GV bày 1 vài mẫu và gợi ý HS nhận xét ở ba hướng khác nhau để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tùy thuộc vào hướng nhìn . - GV kết luận : Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau . Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của ình . - GV yêu cầu HS bày mẫu để vẽ theo nhóm 2.3 Hoạt động 2 : Cách vẽ - GV yêu cầu HS quan sát mẫu , đồng thời gợi ý cho HS cách vẽ : So sánh tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung , sau đó phác khung hình của từng vậ mẫu . + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng : miệng, cổ , vai, thân. + Vẽ nét chính trước , sao đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu . nét vẽ cần có đậm, có nhạt . 2.4 Thực hành : - GV cho HS vẽ vào giấy , GV quan sát nhắc nhở . 2.5 . Nhận xét đánh giá - GV cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng - GV yêu cầu các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ - GV nhận xét và tuyên dương HS 3. Củng cố, dặn dò : - Dặn HS về nhà quan sát chân dung của bạn cùng lớp hoặc người thân . 5’ 30’ 2’ HS mang bài vẽ của mình . HS nhận xét hình 1 trả lời : Mẫu có hai đồ vật HS bày mẫu để vẽ theo nhóm. HS quan sát mẫu và nghe GV hướng dẫn . HS vẽ vào giấy theo nhóm quan sát của mình HS treo bài vẽ lên bảng các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ + Về bố cục ( cân đối..) + Về hình vẽ: có gần giống mẫu không 4/ Rút kinh nghiệm bổ sung : Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật . I/ Mục tiêu : Hiểu được cấu tạo bài văn bài văn miêu tả gồm : các kiểu mở bài , trình tự miêu tả trong phàn thân bài , kết bài . Viết được đoạn mở bài , kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh , chân thực và sáng tạo . II/ Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa cái cối xay trang 144 SGK III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động dạy TL Hoạt động học ĐT A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được . Nhận xét câu văn HS viết và cho điểm HS B. Bài mới : 1 Giới thiệu bài : - Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách viết bài văn miêu tả và viết những đoạn mở đoạn , kết đoạn thật hay và ấn tượng . 2. Tìm hiểu ví dụ : - Yêu cầu HS đọc bài văn . - Yêu cầu HS đọc phần Chú giải . - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và GV giới thiệu : Ngày xưa , cách đây ba, bốn chục năm , ở nông thôn chưa có điện , chưa có máy xay xát như hiện nay nên người ta dùng cối xay tre đề xay lúa . Hiện nay , một số gia đình nông thôn ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre giống như thế này . + Bài văn tả cái gì ? + Tìm các phần mở bài , kết bài . Mỗi phần ấy nói lên điều gì ? + Mở bài trực tiếp là như thế nào ? + Thế nào là kết bài mở rộng ? + Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào ? + Khi tả một đồ vật , ta cần tả những gì ? 3. Ghi nhớ : Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ 4. Luyện tập : - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi : + Câu văn nào tả bao quát cái trống ? + Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả ? + Những từ ngữ tả hình dáng ,âm thanh của cái trống . - Yêu cầu HS viết thêm mở bài , kết bài cho toàn thân bài . - Gọi HS trình bày bài làm . - GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng HS. 5. Củng cố, dặn dò : + Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì ? -Nhận xét tiết học 5’ 1’ 10, 2, 20’ 2’ 2 HS lên bảng viết 2 HS đọc bài văn . 1 HS đọc phần Chú giải HS quan sát tranh minh họa và chú ý nghe . Tả cái cối xay gạo bằng tre . Mở bài trực tiếp và kết bài mở rộng trong văn kể chuyện . Là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân ? Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật . Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ. Tả từ bên ngoài vào bên trong tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy . HS trao đổi trong nhóm và dùng bút chì gạch chân những câu văn tả bao quát cái trống , những bộ phận của cái trống ,từ ngữ tả âm thanh , hình dáng của cái trống . ÁHS tự làm vào vở . HS trình bày bài làm . Cần quan sát tỉ mỉ , tinh tế TB K TB TB TB TB K K Rút kinh nghiệm bổ sung : Khoa học Bảo vệ nguồn nước . I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : - Nêu những việc nên và không nên làm đẻ bảo vệ nguồn nước . - Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước . - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước . II/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động dạy TL Hoạt động học ĐT A. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi HS trả lời : Hãy nêu các cách làm sạch nước . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục tiêu bài học . 2.TÌm hiểu bài: a Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước . - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát các hình và trả lời câu hỏi rang 58 SGK . - GV gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp . - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước. b..Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước -Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. - GV nhận xét tuyên dương các bức tranh tuyên truyền hay có ý nghĩa. 3.Củng cố-Dặn dò:: - GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 4’ 1’ 28, 2’ HS trả lời Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ , nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. HS trình bày những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước ở hình 3, 4, 5, 6. Những việc không nên làm là hình 1, 2. HS liên hệ Nhóm trưởng phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu và nêu ý tưởng của bức tranh TB TB K K Tiết 5 – Hoạt động tập thể Nhận xét tình hình về các mặt hoạt động của lớp trong tuần I./Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua. - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê. - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp. II./ Lên lớp : Học tập : Lao động: Công tác tuần tới : III./ Ý kiến Học sinh : Tiết 4 – Kỹ thuật Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn I/ Mục tiêu : Đánh giá kiến thức , kỹ năng khâu thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS . II/ Đồ dùng dạy học : Tranh quy trình của các bài trong chương . Mẫu khâu , thêu đã học . II/ Các hoạt động dạy –học : Hoạt động dạy TL Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nhắc lại quy trình cắt , khâu thêu sản phẩm . 2.Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : - Tiết hôm nay chúng ta cùng nhau tự chọn sản phẩm và cắt, khâu, thêu 2.2 HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn . GV cho HS tự chọn các sản phẩm đơn giản như : cắt , khâu ,thêu khăn tay ; cắt, khâu ,thêu túi rút dây để đựng bút . 3. Tổng kết : GV đánh giá sản phẩm , tuyên dương những sản phẩm đẹp . 5’ 22’ 10’ HS nhắc lại quy trình cắt , khâu thêu sản phẩm . HS tự chọn các sản phẩm đơn giản và cắt , khâu thêu Rút kinh nghiệm bổ sung : Tiết 2 - Kỹ thuật Ôn tập và cắt ,khâu thêu sản phẩm I/ Mục tiêu : Đánh giá kiến thức , kỹ năng khâu thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS . II/ Đồ dùng dạy học : Tranh quy trình của các bài trong chương . Mẫu khâu , thêu đã học . III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động dạy TL Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS trình bày một số sản phẩm thêu móc xích hình quả cam chưa hoàn thành ở tiết trước . 2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : - GV nêu mục tiêu bài học . 2.2 Hoạt động 1 : GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu , thêu đã học . GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu . - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt khâu ,thêu đã học . 3’ 30’ HS trình bày bài của mình . Khâu thường , khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích . Khâu thường , khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường , khâu đột thưa , khâu đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ; thêu lướt vặn ; thêu móc xích . Cacù HS khác bổ sung .

File đính kèm:

  • docGA14.doc
Giáo án liên quan