Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I) Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sang, nhiệt độ để sống
II) Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK
- HS : Sách vở môn học
III)Phương pháp:
Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
72 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 4 dạy học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
? Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là những thành phần nào ?
Hoạt động 2: Khí các-bon-níc có trong không khí và hơi thở.
- Chia nhóm sử dụng cốc thuỷ tinh đã sử dụng ở hoạt động 1. Giáo viên rót nước vôi vào cốc nước.
- Yêu cầu đọc thí nghiệm 2 trang 67. Quan sát kĩ cốc nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.- Yêu cầu quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ?
? Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bon-níc ?
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu quan sát hình 4, 5 SGK.
? Theo em trong không khí còn chứa thành phần nào khác ? Lấy ví dụ ?
? Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng chất độc hại trong không khí ?
HS đọc mục bạn cần biết
3.Củng cố dặn dò(4')
? Không khí gồm những thành phần nào ?
Đọc mục bạn cần biết.
Nhận xét tiết học.
- Kiểm tra đồ dùng, hoạt động nhóm.
- 1 học sinh đọc to, nhóm đọc kĩ thí nghiệm và thảo luận câu hỏi để thảo luận:
- Có ý kiến là đúng có ý kiến là không đúng.
+ Làm thí nghiệm và cử đại diện lên trình bày.
1. Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì trong không khí đã hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2. Khi nến tát nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3. Phần không khí còn lại ở trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến tắt.
- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
- Nhóm nhận đồ dùng làm thí nghiệm.
- 1 học sinh đọc to.
- Quan sát nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong. Thổi voà cốc nước vôi trong nhiều lần thì có hiện tượng sảy ra:
- Nước vôi không còn trong nữa mà bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bon-níc.
+ Quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật.
+ Khi đốt các chất vô cơ hay hữu cơ.
+ Khi đun bếp.
+ Khí thải của các nhà máy.
+ Khói của ô-tô, xe máy.
+ Quá trình phân huỷ của rác thải.
- Quan sát và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
+ Trong không khí còn chứa hơi nước. Trong những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao trên sàn nhà, bàn ghế có hơi ướt.
+ Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn khi ánh sáng chiếu qua khe cửa nhìn ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ long trong không khí.
+ Không khí còn chứa các khí độc do khói của các nhà máy, khói xe máy, ô-tôthải vào.
+ Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
+ Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không trì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
* Nên trồng nhiều cây xanh.
* Nên vứt rác đúng nơi quy định, không để rác thối rữa.
* Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
- HS đọc.
Nêu: Gồm hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bon-níc, hơi nước, bịu bẩn, vi khuẩn
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu
Ôn tập các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối
- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
II. Đồ dùng dạy - học
Học sinh chuẩn bị các tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động, vui chơi
Phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.
Các thẻ điểm 8, 9 ,10.
III)Phương pháp
Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành...
IV) Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(4')
- Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?
- Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?
- Không khí gồm những thành phần nào ?
2. HD ôn tập
- Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I.
Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
- Phát phiếu học tập cá nhân cho học sinh.
+ Em hãy hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng ?
+ Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau ?
+ Các thành phần chính của không khí là gì?
+ Thành phần của không khí quan trọng nhất đối với con người là gì ?
+ Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ?
Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.
- Phát giấy khổ to cho các nhóm
- Yêu cầu trình bày theo chủ đề:
+ Vai trò của nước.
+ Vai trò của không khí.
+ Xen kẽ nước và không khí.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Ban giám khảo đánh giá theo tiêu chí:
+ Nội dung đầy đủ.
+ Tranh ảnh phong phú.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra.
- Chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc
- Học sinh cùng bàn làm việc
- Yêu cầu vẽ tranh theo đề tài:
+ Bảo vệ môi trường nước.
+ Bảo vệ môi trường không khí.
- Nhận xét, chọn những tác phẩm đẹp, đúng chủ đề, ý tưởng hay sáng tạo.
3.Củng cố dặn dò(4')
- Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ?
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh nghe.
- HS hoàn thiện tháp dinh dưỡng
- Không màu, không mùi không vị.
Không có hình dạng nhất định.
- Ô-xi và ni-tơ.
- Ô-xi.
- HS hoàn thành
- Nhóm thảo luận cách trình bày. Dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
- Thi vẽ.
- Học sinh lên trình bày sản phẩm và thuyết trình.
HS nêu
Tiết 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. Mục tiêu
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,...
II. Đồ dùng dạy - học
- 2 cây nến bằng nhau.
- 2 lọ thuỷ tinh (1 to, 1 nhỏ)
- 2 lọ thuỷ tinh không có đáy để kê.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: ( 3’)
? Không khí có ở đâu ?
? Không khí có những tính chất gì ?
? Không khí có vai trò gì đối với đời sống ?
Kết luận: Không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? Qua các thí nghiệm của bài học ngày hôm nay các em sẽ thấy được điều đó.
Hoạt động 1 (10’): Vai trò của ô-xi đối với sự cháy.
- Làm thí nghiệm, cả lớp dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1 (SGK):
? Các em dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
- Để chứng minh bạn nào dự đoán đúng, chúng ta cùng làm thí nghiệm.
- Gọi học sinh lên làm thí nghiệm.
- Yêu cầu quan sát và trả lời:
? Hiện tượng gì đã xảy ra ?
? Theo em tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ ?
? Trong thí nghiệm này chúng thức ăn đã chứng minh được ô-xicó vai trò gì?
Kết luận: (mục bạn cần biết )
Hoạt động 2(10’): Cách duy trì sự cháy.
- Làm thế nào để có thể cung cấp nhiều ô-xi để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm (hình 3 SGK)
? Các em dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra ?
- Giáo viên làm thí nghiệm
? Kết quả thí nghiệm này như thế nào?
? Vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong khoảng thời gian ngắn như vậy?
- Để chứng minh điều đó chúng ta cùng quan sát một thí nghiệm khác.
- Giáo viên pjổ biến thí nghiệm (hình 4)
- Giáo viên thực hiện thí nghiệm.
? Vì sao cây nến có thể cháy bình thường ?
? Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ?
Hoạt động 3 (10’): Ứng dụng liên quan đến sự cháy.
- Nhóm quan sát hình 5 và trả lời câu hỏi:
? Bạn nhỏ đang làm gì ?
? Làm như vậy để làm gì ?
- Giáo viên tổng hợp ý kiến.
? Trong lớp mình bạn nào có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ?
? Khi muốn dập tắt lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm như thế nào ?
Hoạt động kết thúc: (2’)
? Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
? Làm thế nào để có thể duy trì sự cháy ?
- Tổng kết tiết học.
- Dặn về nhà học mục bạn cần biết và chuẩn bị cho tiết sau.
- Có ở xung quanh mọi vật vàmọi chỗ rỗng bên trong vật.
- Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+ Không khí có ô-xi duy trì sự cháy.
+ Không khí dùng làm căng bánh xe ô-tô, xe máy
- Lắng nghe và phát biểu.
+ Cả hai cây nến tắt.
+ Cả hai cây nến cùng cháy bình thường.
+ Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn trong lọ nhỏ.
- Học sinh làm thí nghiệm: Đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh vào.
- Cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
+ Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí có chứa ô-xi duy trì sự cháy.
+ ô-xi duy trì sự cháy lâu hơn nên càng có nhiều không khí thì càng nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
- Nghe và quan sát.
+ Cây nến vẫn cháy bình thường.
+ Cây nến tắt trong mấy phút.
- Quan sát và trả lời.
+ Cây nến tắt trong mấy phút
+.là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không cung cấp ô-xi tiếp.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
+ Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ và cung cấp ô-xi nên nến cháy được.
- Cần liên tục cung cấp không khí vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.
+ Quan sát, thảo luận, cử đại diện trình bày.
+ Đang dùng ống lứa thổi không khí vào bếp củi.
+ Để không khí ở trong bếp được cung cấp liên tục, bếp sẽ không tắt khi khí ô-xi bị mất đi.
+ Thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.
+ Muốn cho ngọn lửa trong bếp than khong bị tắt, có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp.
+ Bếp củi có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa.
+ Bếp than thì có thể dùng nắp đậy kín nắp lò hoặc cửa lò lại.
File đính kèm:
- Giao an Khoa hoc 4ki 1.doc