Tháng ngày như thế trôi qua, nhưng chưa bao giờ cậu bé được nghe giọng nói của cô bé, vì cô bị câm từ thuở nhỏ. Và thay vì kể chuyện cho cô, cậu hát cho cô nghe những bài ca cuả những dân du mục thường cưỡi ngựa qua làng, những bài ca của những người đánh cá khi cả đoàn thuyền kéo về những con cá lớn, những bài ca về câu chuyện dòng sông. Hai đứa trẻ dần lớn lên, và rồi cậu bé đi học việc theo đoàn thuyền đánh cá, còn cô bé ở nhà với bố mẹ làm vườn. Cậu vẫn thường hát cho cô nghe, nhưng những sáng tinh mơ mặt trời hay những chiều tà mặt trăng không còn nữa.
Ngày cậu bé tròn mười lăm tuổi, đoàn thuyền đánh cá mở hội gia nhập cậu. Suốt một ngày sẽ vui chơi, và buổi tối các cô bé sẽ tặng cậu hoa để rồi sớm hôm sau, cậu sẽ theo đoàn thuyền ra khơi. Chiều hôm ấy, có cô bé tóc vàng con một người đánh cá đến hỏi cô phải làm gì. Và cô rủ cô bé ấy đi tìm hoa vì cô biết những khu vườn nhiều hoa đẹp nhất. Nhưng vào mùa hè nóng bỏng ấy, ánh nắng chói chang đã làm khô đi nhiều cây cối, suốt buổi chiều bọn trẻ đi rất xa mà chỉ tìm được vài bông hồng nhỏ. Khi mặt trời dần lặn, hai cô bé sợ lạc, và cô bé tóc vàng đứng lại trên con đường nhỏ đợi những bác thợ đi qua để hỏi lối về.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án kể chuyện Tiểu học - Sự tích hoa hồng bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các cô thấy Tí Hon thì vui mùng chào hỏi rồi đi lấy bánh kẹo cho Tí Hon ăn. Tí Hon không ăn mà lại bỏ bánh kẹo vào túi. Thấy vậy, ba cô Tiên liền hỏi:
Sao Tí Hon không ăn?
Tôi mang về cho bố mẹ tôi ăn, nhà bố mẹ tôi nghèo lắm. Tôi thương bố mẹ tôi lắm.
Ba cô Tiên cùng nói:
Tí Hon cứ ăn đi, ăn xong chúng tôi sẽ giúp.
Lát sau, ba cô Tiên cùng Tí Hon bước ra khỏi nhà hoa hồng, dắt nhau ngồi trên cả sừng trâu đi về làng. Về đến nơi, thấy nhà Tí Hon nghèo lắm, vườn ruộng không có, gian nhà đổ nát, ba cô Tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ về.
Tí Hon đi khỏi, cô Tiên áo đỏ vẽ một căn nhà xinh đẹp, cô Tiên áo vàng vẽ một đám ruộng to có lúa chín vàng, cô Tiên áo xanh vẽ rất nhiều quần áo đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả biến thành nhà thật, ruộng thật, quần áo thật.
Vừa lúc ấy, bố mẹ và Tí Hon về đến nơi.
Ôi, nhà ai đẹp thế? Ruộng của ai tốt thế? Áo quần ai nhiều thế?
Ba cô Tiên trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói:
Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ đây, hai bác không nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc vào bỗng lớn hẳn lên.
Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai thấy ba cô Tiên đâu nữa cả. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khỏe mạnh, làm việc rất chăm chỉ và khéo léo.
CỔ TÍCH VỀ NGƯỜI CHA
Khi ông Trời bắt đầu tạo ra nguời cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao nguời cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!”. Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”.
Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ”. Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành”.
Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn nguời cha với một đôi vai rộng, lực luỡng. “Tại sao ngài phí thế?”, nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya?”. “Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình”, ông Trời đáp.
Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong nguời cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của nguời cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của nguời cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc.
Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như nguời mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra.
VÌ SAO CON THỎ TAI DÀI ĐUÔI NGẮN
Trong một khu rừng nọ, có một con cọp dữ và một con heo rừng hung hãn. Cọp và heo, con thì cậy có móng vuốt sắc, con thì cậy có bộ nanh dài, bắt nạt tất cả mọi loài. Các con vật đều không thể nào sống yên lành với hai con thú hung ác này được.
Mọi loài kéo nhau đến nhà thỏ, để bàn cách giết cọp và heo rừng. Chúng nghĩ mãi, vẫn chẳng tìm ra cách gì. Bỗng thỏ reo to:
Tôi nghĩ ra rồi! Tôi nghĩ ra rồi!
Các con vật xúm lại. Thỏ ghé tai nói thầm với chúng. Cả bọn đều phục mưu trí của thỏ.
Sáng hôm sau, thỏ tìm gặp cọp trong một bụi rậm. Thỏ khẽ nói vào tai cọp:
Bác cọp ơi! Thằng heo rừng cứ luôn nói xấu dọa dẫm bác mà bác không biết sao?
Cọp vừa nghe thấy vậy đã giận dữ gầm lên:
- Cái gì? Thằng heo rừng mà dám nói xấu và dọa dẫm ta? Nó nói gì vậy?
- Chu cha! Thỏ làm bộ bí mật - Thằng heo rừng nói bác cọp miệng to, răng to, mặt to mà nhút nhát, chỉ dám bắt nạt bầy dê và loài heo nhà thôi. Heo rừng còn bảo: nếu gặp bác, nó sẽ đâm thủng bụng bác.
Sau đó, thỏ lại chạy theo đường tắt đến tìm gặp heo rừng. Heo rừng đang ngủ trong một cái hang sâu. Thỏ lay heo rừng dậy, giả bộ sợ hãi nói:
Bác heo ơi! Trốn mau đi! Thằng cọp đang tìm bác để ăn thịt đấy! Nó bảo phải cắn cổ heo rừng, vì heo rừng chỉ chuyên phá mì, phá bắp.
Heo rừng hộc lên giận dữ. Thỏ nói thêm:
Thằng cọp nói rằng phải cắn cổ bác, xem tim bác có to không.
Heo rừng vốn lì lợm và ngang ngạnh. Nó chẳng nói chẳng rằng, chạy ngay đi tìm cọp.
Hai con vật hung dữ gặp nhau. Chúng mắng nhiếc, xỉ vả nhau thậm tệ. Cọp nói rằng heo rừng là loài chết đói. Heo rừng rủa cọp là bị quỷ Briơng ăn thịt. Mỗi lúc chúng một hung hăng, nhưng chúng vẫn sợ nhau. Chúng hẹn bảy ngày nữa sẽ gặp nhau để thử sức.
Trong bảy ngày ấy, cọp lăn mình mãi ở trên đồi cỏ tranh cho khỏe người. Cả đồi cỏ tranh bị cọp lăn trở thành xơ xác. Cọp định bụng phen này sẽ ăn thịt heo cho hả giận. Còn heo rừng cũng lăn mình trong bùn suốt bảy ngày, để bùn trát vào da hết lớp này đến lớp khác. Heo rừng định bụng làm gẫy răng cọp, đâm cọp lòi ruột ra để cọp hết thói ba hoa.
Đến ngày thứ bảy, cọp và heo rừng gặp nhau ở một trảng lớn ven suối. Chúng chẳng nói với nhau một lời, cứ lẳng lặng xông vào cắn xé nhau. Thỏ ngồi trên một thân cây thông, hò hét ầm ĩ, kích cho hai con vật đánh nhau chí tử.
Cọp và heo rừng đánh nhau cho đến khi trời tối mịt, lại suốt cả ngày hôm sau. Cọp nhiều lần ngoạm vào mình heo, bị gẫy cả răng. Khắp mình heo rừng cũng đầy vết thương. Cả hai con vật, máu chảy đầm đìa, cùng gầm lên giận dữ và đau đớn. Mọi thú rừng đều im tiếng theo dõi hai tên chúa rừng đánh nhau. Riêng thỏ vẫn ngồi trên thân cây thông hò hét cổ vũ làm cho hai con vật càng điên tiết lao vào nhau mạnh hơn.
Đến ngày thứ ba, heo rừng bị què một chân, còn cọp bị mù một mắt. Chúng lảo đảo lao vào nhau lần cuối cùng. Cả hai con vật ngã nhào xuống suối. Chúng chìm nghỉm, không đủ sức bơi vào bờ nữa.
Giữa lúc mọi loài vật kéo nhau ra suối xem xác hai con vật hung ác, thỏ bỗng thấy đuôi nó bị nhựa thông dính chặt vào thân cây thông. Thỏ cố sức đứng dậy, vùng ra, mà không được. Nó đành ngồi nghĩ, nghĩ mãi, và rồi nghĩ ra một kế. Thỏ chờ đúng lúc bác voi ở trong rừng đi ra, liền hét lên thật to.
Dừng lại! đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép!
Bác voi sững lại ngạc nhiên: một chú thỏ nhãi ranh mà dám bắt nạt một bác voi to lớn! Voi tiếp tục đi. Thỏ lại quát:
Dừng lại! Đây là suối nước của ta. Ai ra suối cũng phải xin phép. Không xin phép, ta sẽ ăn thịt.
Bác voi bực mình, bèn dừng lại, túm lấy tai thỏ, nhấc nó lên và quẳng sang một bên. Thỏ đau điếng nhưng mừng vì thoát nạn, cắm cổ chạy vào rừng.
Thỏ bị bác voi túm tai nên tai dài ra. Còn đuôi thỏ trở nên ngắn cũn vì một mẩu đuôi bị đứt, dính ở thân cây thông ngày ấy!
CON RÙA VÀNG
Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân. Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.
Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.
Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nhớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng? Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:
Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?
Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: “Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng?” Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy. Đại Phú mới bảo bạn:
Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.
Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn. Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.
Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:
Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.
Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế. Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:
Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về?
Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về. Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử. Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.
File đính kèm:
- Nhung cau chuyen day tre ung xu trong cuoc song.doc