Giáo án kể chuyện Lớp 5 (Bản đầy đủ)

Bài tập1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV cho HS dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ các em hãy tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh. Gọi học sinh trình bày. Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét.

* GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho sáu tranh.

- Gọi 1 hs đọc lời thuyết minh cho sáu tranh.

Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.

* GV nhắc nhở HS: + Kể đúng cốt truyện.

 + Kể xong các em trao đổi với bạn.

* HS kể theo nhóm: + Cho HS kể theo từng đoạn.

 + HS kể cả câu chuyện.

* HS thi kể chuyện trước lớp. GV nêu câu hỏi: HS trao đổi nội dung câu chuyện.

 - Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?

 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

 - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét. HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

4. Củng cố -dặn dò:(3phót)

 GV nhận xét giờ học Về nhà chuẩn bị bài cho buổi học lần sau tốt hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án kể chuyện Lớp 5 (Bản đầy đủ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyện ấy trong sách báo nào? Hoặc em nghe thấy truyện ấy ở đâu? - HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. b. Học sinh thực hành kẻ chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi chi tiết về ý nghĩa của câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp; đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV viết lên bảng tên HS tham gia thi kể và tên câu chuỵện của mỗi HS. - Cả lớp và GV nhận xét nhanh sau mỗi câu chuyện. - Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý, nghĩa nhất và người kể chuyện hấp dẫn nhất. 4. Củng cố dặn dò : Tuyên dương em kể chuyện hay . Về nhà chuẩn bị cho bài học hôm sau được tốt. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. Đề bài: Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường. I.Mục đích yêu cầu: 1 Rèn kỹ năng nói: - HS kể một việc làm tốt của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Biết kể tự nhiên, chân thực. 2. Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể châm chú, nhận xét được lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy - học: - HS chuẩn bị những câu chuyện về đề tài bảo vệ môi trường. - Tiêu chí đánh giá. III. Hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ) - Cho 2 HS kể lại mộtđoạn của câu chuyện đã nghe, đọc về bảo vệ môi trường. B.Dạy bài mới: ( 37 phút ) 1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. a.Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - Gọi 1 HS đọc đề bài. GV gach dưới cụm từ : để bảo vệ môi trường. - HS đọc thầm các gợi ý 1,2 trong SGK. - GV mời 1 số HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện các em chọn kể. VD : Đó là câu chuyện nào? Em thấy ở đâu? - HS chuẩn bị kể chuyện : tự viết nhanh dàn ý ra nháp. b. Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nhgiã của câu chuyện . - HS kể chuyện trong nhóm : Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình,cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV giúp đỡ các nhóm. - HS kể chuyện trước lớp. - Gọi đại diện các nhóm thi kể. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. - Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 3. Củng cố dặn dò : Về kể lại cho cả nhà nghe và chuẩn bị bài giờ sau cho tốt. Kể chuyện PA- XTƠ VÀ EM BÉ. I Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời kể của mình. 2. Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe cô và các bạn kể. Nhớ và kể lại tiếp lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS yêu quý tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người của Pa-xtơ. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt bảo vệ môi trường em đã làm hoặc chứng kiến. B. Dạy bài mới: ( 37 phút ) 1 Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. GV kể lại câu chuyện. - GV kể lần 1, HS lắng nghe. Kể xong GV viết lên bảng các từ : bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, vắc-xin, 6-7-1885, 7-7 1885. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh, HS nghe và nhìn vào tranh - GV kể lần 3. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Một HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đối về ý nghĩa câu chuyện. * HS kể theo nhóm: HS kể từng đoạn trong nhóm. Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * Thi kể trước lớp. - Cho một vài em nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Gọi 2 HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện ( nối tiếp nhau kể một nửa câu chuyện). - Kể xong trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện: +Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm văc-xin cho Giô-dép? + Câu chuyện muốn nói điều gì? * GV nêu : Để cứu em bé bị chó dại cắn, Pa-xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo ; dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã dồn hết cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị. Cuối cùng ông đã chiến thắng. Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh. Nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Tuyên dương. 4. Củng cố dặn dò : Về kể lại cho cả nhà nghe. Chuẩn bị bài sau cho tốt. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. Đề bài:Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo,lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - HS biết tìm và kể được một câu chuyện sđã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.Biết trao đỏi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe lời kể của bạn và nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS tính chăm chỉ, chịu khó, yêu quý những con người lao động. II. Đồ dùng dạy - học: GV và HS sưu tầm sách, báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo.Tiêu chí đánh giá. III. Hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé. B. Dạy bài mới: ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2 . Hướng dẫn HS kể chuyện. a. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. - GV chép đề bài. HS đọc đề. - Xác định trọng tâm và các yêu cầu cơ bản của đề. Gạch dưới các từ : đã nghe, đã đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc. b. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần gợi ý trong SGK. - HS đọc nối tiếp các gợi ý 1,2,3. - GV mời một số HS nối tiếp nhau nêu tên các câu chuyện sẽ kể. VD: Em định kể câu chuyện gì ? Câu chuỵện đó em đã đọc ở đâu ? Hay em đã nghe thấy câu chuyện đó như thế nào? - HS chuẩn bị kể chuyện : tự viết nhanh dàn ý của câu chuyện vào giấy nháp. 3. Học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể trong nhóm : kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV giúp đỡ các nhóm. - Cho HS thi kể trước lớp : Gọi đại diện nhóm thi kể . - Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyệncủa mình hoặc trả lời các câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong giờ học. 4. Củng cố dặn dò : Về kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe. Chuẩn bị bài cho giờ học sau. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: HS tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình; nói được suy nghĩ của mình. 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS yêu quý, tôn trọng tình cảm trong gia đình. II. Đồ dùng dạy- học: Một số tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình. Bảng phụ viết tóm tắt gợi ý trong SGK. Tiêu chí đánh giá. III. Hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS kể câu chuyện đã nghe, đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. B. Dạy bài mới: ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề. GV chép đề bài. Học sinh đọc lại đề bài. - Xác định trọng tâm của đề. - GV gạch chân các từ : sum họp đầm ấm trong gia đình. * Hướng dẫn HS phần gợi ý trong SGK. HS đọc phần gơi ý trong SGK. - GV hướng dẫn: + Đó là buổi sum họp của gia đình ai ? Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào? + Trong buổi sum họp gia đình có những ai? Mọi người trò chuyện với nhau như thế nào? + Không khí đầm ấm của buổi sum họp gia đình đó gợi cho em suy nghĩ gì? - GV kiểm tra bài chuẩn bị của HS. - Cho HS nối tiếp nhau nêu tên các câu chuyện sẽ kể. - HS chuẩn bị kể chuyện : tự viết dàn ý ra nháp. 3. Học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp. * Kể theo cặp : Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. GV đến từng nhóm, hướng dẫn, góp ý. * Thi kể trước lớp. - HS nối tiếp nhau thi kể. GV viết lần lượt tên những HS thi kể, tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét. Cả lớp nhận xét. - Gọi 1 HS kể cả câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong giờ học. 4. Củng cố dặn dò: Về nhà chuẩn bị câu chuyện cho giờ học tuần sau. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. Đề bài:Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. I.Mục đích,yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghe câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS biết mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. II. Đồ dùng dạy - học: GV và HS sưu tầm một số sách, báo có liên quan . Bảng phụ để viết gợi ý,tiêu chí đánh giá. III. Hoạt động dạy - học: A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. B. Dạy bài mới: ( 37 phút ) 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2 .Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - GV chép đề bài lên bảng. - Học sinh đọc đề bài. - Xác định trọng tâm của đề bài. - Gạch chân các từ cơ bản: đã nghe, đã đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc. - Cho HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3 trong SGK. - GV hướng dẫn: + Nhớ lại các nhân vật biết sống đẹp trong các truyện em đã học . + Những câu chuyện đó em đã được nghe kể hay đọc trong sách, báo. - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. - Học sinh nối tiếp nhau nói những câu chuyện em sẽ kể. - Học sinh chuẩn bị kể chuyện: tự viết nhanh dàn ý ra giấy nháp. * Thi kể chuyện. - Kể trong nhóm: Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV giúp đỡ các nhóm. - Kể trước lớp: Gọi đại diện các nhóm thi kể. - Mỗi em kể xong trao đổi với các bạn vể nội dung và ý nghĩa câu chuyện cùng các bạn. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất. Tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò : Về kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe. --------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGiao an Ke chuyen lop 5 K1.doc
Giáo án liên quan