Giáo án Kể chuyện 5 - Tháng 9

TUẦN 1 LÝ TỰ TRỌNG

Tiết 1

I.MỤC TIÊU

Giúp HS :

· Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, thuyết minh cho nội dung của từng tranh bằng 1 – 2 câu, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

· Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.

· Biết theo dõi, nhận xét, đánh giálời của bạn kể.

· Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí,hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh họa SGK trang 9.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc10 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kể chuyện 5 - Tháng 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS kể và nêu nội dung - Lớp nhận xét. - Lắng nghe. 2 HS đọc đề bài. - Cá nhân tiếp nối. - Lắng nghe. - Trao đổi nhóm đôi. - Cá nhân tiếp nối kể. - Trao đổi nhóm đôi. - Cá nhân - Cá nhân Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................... ....... TUẦN 3 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN TIẾT 3 HOẶC THAM GIA Ngày dạy: 5.9.2008 I.MỤC TIÊU Giúp HS : 1/ Rèn kĩ năng nói: - Chọn được câu chuyện có nội dung kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lí . Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. - Kể chuyện tự nhiên, chân thực. 2/ Rèn kĩ năng nghe Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá nội dung chuyện và lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng lớp viết đề bài ; viết vắn tắt gợi ý 3 về hai cách kể chuyện trang 29. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A/ KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân ở nước ta. - GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa Trong tiết học hôm nay, các em cùng kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài - Gọi HS đọc đề bài . - Tổ chức cho HS phân tích đề bài, GV gạch chân dưới các từ ngữ: một việc làm tốt, xây dựng quê hương,đất nước. GV nêu : Những việc làm tốt ở đây có thể là những việc : xây cầu, làm đường, dọn vệ sinh, trồng cây, bảo vệ an ninh xóm ấp nơi em sinh sống. - Gọi HS đọc phần gợi y 3 trong SGKù. 3. Gợi ý kể chuyện - Gọi 3 HS đọc 3 gợi ý trong SGK - GV chỉ trên bảng lớp nhắc HS lưu ý về 2 cách kể chuyện trong Gợi ý 3: + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Giới thiệu người có việc làm tốt : Người ấy là ai ? Người ấy có lời nói, hàmh động gì đẹp ? Em có suy nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ? - Gọi HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể. - Cho HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể. 4. HS thực hành kể chuyện. a. Kể chuyện theo cặp - HS kể chuyện theo cặp đôi, trao đổi về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong câu chuyện. - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo trình tự mục 3. c) Thi kể chuyện trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp . - Mỗi em khi kể xong, tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện và nêu lên việc làm đó đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước ? - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề bài. - GV nhận xét, tuyên dương . 4. Củng cố – dặn dò - Về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài cho tiết học tới. Nhận xét : ......................................................................................... - 2 HS kể - Lớp nhận xét bổ sung. - Lắng nghe. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối trình bày - Cá nhân tiếp nối đọc. - Cá nhân tiếp nối trình bày - Cá nhân vở bài tập - Nhóm đôi - Cá nhân tiếp nối trình bày - Cá nhân. - Trao đổi nhóm đôi. - Cá nhân Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 4 TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI Tiết 4 Ngày dạy :12.9.2008 I.MỤC TIÊU Giúp HS : - Kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai . Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. - Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ảnh trong SGK trang 40. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS kể lại một việc làm tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. - GV nhận xét- ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể lần 1, giọng thong thả, rõ ràng Đoạn 1 : giọng chậm rãi, trầm lắng. Đoạn 2 : giọng căm hờn, nhấn giọng ở nhửng từ miêu tả tội ác của lính Mỹ. Đoạn 3: giọng hồi hộp. Đoạn 4 : giọng trầm nhỏ. Đoạn 5 : giọng trầm lắng, xúc động. GV hỏi : + Câu chuyện xảy ra vảo thời gian nào? + Trong truyện có những nhân vật nào? GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng hình ảnh minh họa, giải thích từng lời thuyết minh. - Yêu cầu HS giải thích lời thuyết minh cho từng ảnh. - GV nhận xét, nhấn mạnh: + Ảnh : Đây là cựu chiến binh Mỹ Mai-cơ, + Ảnh 2: Cành một tên Mỹ đang châm lửa đốt nhà. + Ảnh 3 : Ảnh tư liệu chụp chiếc trực thăng của Tôm-xơn cứu 10 người dân vô tội. + Ảnh 4 : Hai lính Mỹ dìu Hơn-bớt + Ảnh 5 : Ảnh tờ tạp chí Mỹ đăng tin phiên tòa xử vụ án Mỹ Lai. + Ảnh 6 : Tôm-xơn và Côn-bơn trở lại VN, gặp lại những người dân được họ cứu sống. - GV nêu câu hỏi giúp HS nhớ nội dung truyện: + Sau 30 năm, Mai-cơn đến Việt Nam làm gì ? + Quân đội Mỹ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ như thế nào ? + Những hành động nào chứng tỏ một số lính Mỹ vẫn còn lương tâm ? - GV nhận xét, chốt ý 3. Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và tìm hiểu ý nghĩa của chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét- ghi điểm. 4.Củng cố – dặn dò - Gọi 1 HS nhắc lại ý nghĩa của chuyện. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài kể chuyện tuần sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc về ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. Nhận xét: - 2 HS kể. - Lặp lại tựa bài. - Lắng nghe - Cá nhân tiếp nối. - Lớp nhận xét bổ sung. - Cá nhân tiếp nối. - Lớp nhận xét bổ sung. - Cá nhân tiếp nối. - Lớp nhận xét bổ sung. - Trao đổi nhóm - Cá nhân tiếp nối. - Lớp nhận xét bổ sung. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................... TUẦN 5 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Tiết 5 Ngày dạy :19.9.2008 I.MỤC TIÊU Giúp HS : - Kể lại tự nhiên, bằng lời nói của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh - Hiểu ý nghĩa câu chuyện; nghe và biết nhận xét, biết đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi về câu chuyện mà các bạn kể. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sưu tầm câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 trang 48. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 4ph 28ph 3ph A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 5 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai - GV nhận xét- ghi điểm. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu ghi tựa 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài : GV gạch chân dưới các từ: đã nghe, đã đọc, ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Tổ chức cho HS giới thiệu về câu chuyện của mình. Ví dụ: Em xin kể câu chuyện anh Nguyễn Văn Trổi cài bom ở cầu Công Lý để giết tên Mắc-na-ma-ra, câu chuyện này em đã được đọc ở báo Thiếu niên - Thầy rất khuyến khích các bạn đọc sách . Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao. - Gọi HS đọc phần gợi ý. GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng; + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 5 điểm + Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm. + Giọng kể hay, hấp dẫn, có điệu bộ : 3 điểm. + Nêu được ý nghĩa, trả lời được câu hỏi của bạn : 1 điểm b) Kể trong nhóm : - Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được kể chuyện. - Gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi + Bạn thích nhân vật nào ? vì sao? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất ? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào yêu hòa bình, chống chiến tranh? c) Thi kể chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp . (khi kể, GV ghi tên HS , tên câu chuyện, truyện đọc, nghe ở đâu, ý nghĩa câu chuyện lên bảng). - Gọi HS nhận xét chuyện kể của bạn . - GV nhận xét, tuyên dương . 4. Củng cố – dặn dò - Khuyến khích HS chăm đọc sách. - Về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện cho tiết học sau. * Nhận xét : - Cá nhân tiếp nối. - Lớp nhận xét bổ sung. - Cá nhân - Cá nhân tiếp nối. - Lớp nhận xét bổ sung. - Cá nhân tiếp nối. - Nhóm đôi . - 5 đến7 HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi nội dung ý nghĩa câu chuyện . - Nhận xét bạn kể và chọn bạn kể chuyện hay nhất. * Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docKE CHUYEN.doc